Danh Mục Sản Phẩm

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM LÀ GÌ ? QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

Mã Sản Phẩm
: BV01_Quan_Ly_Chat_Luong
Tên Sản Phẩm
: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM LÀ GÌ ? QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
Danh Mục
: Kiến thức
Thương Hiệu
: DACO Kiến thức-Bài viết
Giá

: Liên Hệ



Trong lĩnh vực sản xuất, doanh nghiệp xây dựng một quy trình quản lý chất lượng sản phẩm cụ thể để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng và đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

Chi Tiết Sản Phẩm


QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM LÀ GÌ ? QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

Trong lĩnh vực sản xuất, doanh nghiệp xây dựng một quy trình quản lý chất lượng sản phẩm cụ thể để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng và đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

Quan ly chat luong san pham la gi

1, Quản lý chất lượng sản phẩm là gì?

Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với yêu cầu và mục đích của người sử dụng. Một sản phẩm đảm bảo chất lượng khi nó thỏa mãn các tiêu chí, quy cách được đặt ra từ trước. Chất lượng sản phẩm không phải tự nhiên mà có mà là nhờ sự tác động của hàng loạt yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau và muốn đạt chất lượng tốt thì cần có sự quản lý tốt các yếu tố này. Hoạt động đó được gọi là quản lý chất lượng.

Vậy, quản lý chất lượng sản phẩm là sự phối hợp của các yếu tố giúp định hướng và kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm như chính sách chất lượng, hoạch định chất lượng, mục tiêu chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm.

2, Vì sao doanh nghiệp cần phải quản lý chất lượng?

  • Quản lý chất lượng sản phẩm liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp:
    • Nếu một sản phẩm không tốt chắc chắn sẽ không ai muốn mua cả. Hơn thế nữa, nếu bạn muốn bán hàng lâu dài, chứ không phải bán hàng một lần duy nhất thì chắc chắn chất lượng sản phẩm phải đặt lên hàng đầu.
    • Chắc chắn sẽ không ai mua một sản phẩm “tồi” và cũng không có doanh nghiệp nào muốn những vị khách của mình trở lại với sản phẩm đã mua kèm theo sự phàn nàn.
    • Sản phẩm chất lượng tốt sẽ là yếu tố then chốt, cần phải đảm bảo việc kiểm soát thường xuyên, liên tục đầu ra của sản phẩm.
  • Góp phần gia tăng sự trung thành của khách hàng:
    • Có bao giờ bạn tự hỏi điều gì khiến cho một khách hàng nào đó quay trở lại mua sản phẩm của bạn? Đó là do chất lượng hàng hóa hay dịch vụ tốt với giá cả hợp lý, phục vụ tốt và phù hợp với khách hàng.
    • Chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quyết định sự trung thành của khách hàng.
  • Loại bỏ các rủi ro ngay từ ban đầu:
    • Quản lý chất lượng sản phẩm ngay từ ban đầu sẽ là cách tốt nhất giúp bạn hạn chế được các thiệt hại, lên chiến lược ứng phó giải quyết các rủi ro trong tương lai.
  • Tối ưu ngân sách:
    • Quản lý chất lượng tốt không chỉ mang đến lòng tin của khách hàng mà còn giúp tiết kiệm được các khoản chi phí đổi trả, sửa chữa hàng hóa bị hỏng.

3, Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp

Trong lĩnh vực sản xuất cần có một quy trình quản lý chất lượng sản phẩm tốt để đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm không có lỗi và đáp ứng được nhu cầu của họ. Khi quá trình này diễn ra sai lệch, nó có thể khiến việc tiêu thụ hàng hóa bị tổn thất nặng nề.

Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm là một tập hợp các giai đoạn được tuân thủ để đảm bảo rằng chất lượng của sản phẩm luôn ổn định cũng như đáp ứng tiêu chuẩn. Quy trình gồm 4 bước:

  • Hoạch định chất lượng.
  • Đảm bảo chất lượng.
  • Kiểm soát chất lượng.
  • Cải tiến chất lượng.

Quy trinh 4 buoc quan ly chat luong san pham

Bước 1: Hoạch định chất lượng (QP – Quality Planning)

Hoạch định chất lượng là bước khởi đầu trong quy trình quản lý chất lượng. Quality Planning là một hoạt động xác định mục tiêu và các phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu về chất lượng sản phẩm.

Nhiệm vụ của hoạch định chất lượng:

  • Nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hóa dịch vụ, từ đó xác định các yêu cầu về chất lượng, các thông số kỹ thuật của sản phẩm dịch vụ và thiết kế sản phẩm dịch vụ.
  • Xác định chính sách và mục tiêu chất lượng.
  • Chuyển kết quả hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp.

Hoạch định chất lượng đặc biệt được chú trọng trong các giai đoạn tiền sản xuất. Lý do chủ yếu là do các lỗi phát sinh có thể dễ dàng được phát hiện và loại bỏ từ sớm bằng các biện pháp thích hợp. Và trong các giai đoạn tiền sản xuất này, chi phí loại bỏ các sai sót đó bằng một phần nhỏ so với chi phí loại bỏ lỗi phát sinh trong hoặc sau quá trình sản xuất.

Bước 2: Đảm bảo chất lượng (QA – Quality Assurance):

Quality Assurance là hệ thống các công việc tập trung vào nhiệm vụ giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng quy trình sản xuất cua công ty theo một chuẩn mực chất lượng. QA sẽ quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng trong tất cả các giai đoạn từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế…. cho đến khâu sản xuất ra sản phẩm cuối cùng và bán hàng , tiêu thụ trên thị trường.

Nhiệm vụ của QA:

  • Thiết lập, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho doanh nghiệp, bao gồm: sổ tay chất lượng, quy trình hệ thống chất lượng, các quy trình – hướng dẫn công việc cụ thể, các biểu mẫu quản lý chất lượng.
  • Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp hàng năm.
  • Cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng mới và làm mới hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp theo yêu cầu thị trường.
  • Phối hợp với QC triển khai – giám sát việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng.
  • Phối hợp với bộ phận sản xuất, giới thiệu sản phẩm – tiêu chuẩn chất lượng khi có khách hàng đánh giá doanh nghiệp.
  • Tham gia đề xuất các giải pháp cải tiến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
  • Quản lý hồ sơ và các chứng nhận theo quy trình quy định.
  • Thực hiện việc đánh giá các đơn vị cung cấp, nhà thầu phù của doanh nghiệp…

Bước 3: Kiểm soát chất lượng (QC – Quality Control)

Hoạt động kiểm soát chất lượng được thực hiện dưới các cuộc kiểm tra và thử nghiệm nhằm kiểm tra sản phẩm có đáp ứng các đặc điểm kỹ thuật hoặc các yêu cầu được đặt ra hay không.

Quy trình gồm 3 bước: IQC, PQC, QQC

  • Kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC):
    • Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, lựa chọn những vật liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn, loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng.
    • Khi các nguyên liệu được đưa vào quá trình sản xuất cần theo dõi đầu vào cũng như cách sử dụng những nguyên vật liệu này.
    • Giải quyết những vấn đề phát sinh với các nhà cung cấp, đánh giá các nhà cung ứng sản phẩm.
  • Kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC):
    • Giải quyết những yêu cầu cũng như khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
    • Phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mẫu.
  • Kiểm soát chất lượng đầu ra (QQC):
    • Thiết lập những tiêu chuẩn về việc đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành.
    • Trực tiếp là người kiểm tra, đánh giá chất lượng cũng như đưa ra những quyết định về việc có thông qua sản phẩm hay không.
    • Tiến hành thu thập cũng như phân loại những sản phẩm hàng lỗi, sau đó gửi yêu cầu về việc điều chỉnh qua bộ phận PQC.
    • Cùng bộ phận IQC và PQC tham gia vào việc giải quyết khiếu nại của khách hàng.

Bước 4: Cải tiến chất lượng (QI – Quality Improvement):

Cải tiến chất lượng là hoạt động được tiến hành trong toàn tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động và quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng của tổ chức đó.

Theo Masaaki Imai : “Cải tiến chất lượng có nghĩa là nỗ lực không ngừng nhằm không những duy trì mà còn nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm”. Mục đích cuối cùng là đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn. Để hoạt động quản lý chất lượng có hiệu quả, cần nghiên cứu xem xét mối tương quan và tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.

4, Các công cụ phần mềm quản lý và cải tiến chất lượng hiệu quả

  • Công cụ cải tiến chất lượng:

>>> Kaizen - Phương pháp cải tiến liên tục, nâng cao hiệu suất doanh nghiệp.

>>> PDCA - Chu trình theo dõi, cải tiến nâng cao hiệu suất doanh nghiệp.

>>> 6 Sigma - Phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và chất lượng

  • Sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý chất lượng hiệu quả:

Quản lý chất lượng là một trong những module cốt lõi và quan trọng của phần mềm SEEACT – giải pháp toàn diện dành cho nhà máy thông minh. Hệ thống này cung cấp các chức năng quản lý sản phẩm giúp người dùng tối ưu được mọi hoạt động, từ khâu kiểm kê đến xuất nhập đều được quản lý chính xác. Tạo ra quy trình quản lý sản phẩm, sản xuất chặt chẽ và khép kín, điều này đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn được kiểm soát tối ưu.

>> Tham khảo tính năng của Phần mềm quản lý chất lượng sản xuất:

SEEACT - Giải pháp toàn diện cho nhà máy thông minh tại Việt Nam.

Mục tiêu của SEEACT hướng đến đó là giải quyết các vấn đề hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp sản xuất quan tâm: nâng cao chất lượng sản phẩm – tối ưu các chi phí – tăng khả năng đáp ứng đơn đặt hàng nhà máy.

SEEACT với sứ mệnh nâng tầm các nhà máy Việt Nam lên mô hình nhà máy thông minh toàn diện (Smart Factory) – được coi là đích đến của mọi doanh nghiệp sản xuất.

>>> Có thể bạn quan tâm: Một số dự án SEEACT tiêu biểu.

Với kinh nghiệm hơn 12 năm trong ngành tự động hóa. Liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0936.064.289 – Mr.Vũ để được hỗ trợ tư vấn giải pháp thông minh phù hợp nhất với Quý khách hàng !

 

 

 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật