Danh Mục Sản Phẩm

Vai Trò Của Tự Động Hóa Trong Sản Xuất

Mã Sản Phẩm
: BV35_SEEACT
Tên Sản Phẩm
: Vai Trò Của Tự Động Hóa Trong Sản Xuất
Danh Mục
: Kiến thức
Thương Hiệu
: DACO Giải Pháp
Giá

: Liên Hệ



Hiện nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, số lượng hàng hóa mà các công ty chuyên sản xuất đang ngày càng tăng trưởng mạnh, vì thế các dây chuyền tự động hóa được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất.

Chi Tiết Sản Phẩm


Vai Trò Của Tự Động Hóa Trong Sản Xuất

Hiện nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, số lượng hàng hóa mà các công ty chuyên sản xuất đang ngày càng tăng trưởng mạnh, vì thế các dây chuyền tự động hóa được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất luôn tự cải tiến công nghệ, hệ thống máy móc của mình để tạo ra những sản phẩm tốt nhất, có giá trị cạnh tranh nhất. Đó chính là cơ sở để nâng cao vị thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thương trường khốc liệt. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc phân tích kỹ hơn về vai trò của tự động hóa trong sản xuất hiện nay.

Vai tro cua tu dong hoa trong san xuat

1- Khái quát về tự động hóa quy trình sản xuất:

Khái niệm tự động hóa ( Automation ) lần đầu tiên được đặt ra trong ngành công nghiệp ô tô khoảng năm 1946 để miêu tả việc sử dụng càng ngày càng nhiều các thiết bị và điều khiển tự động trong các dây chuyền sản xuất cơ giới hóa. Nguồn gốc của từ này là do DS Harder, một giám đốc kĩ thuật tại Ford Motor Company vào thời điểm đó. Đơn giản nhất, thuật ngữ này là ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất công nghiệp để chuyển một phần lớn hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất nhờ sức của con người thay cho máy móc thiết bị. Quá trình tự động sẽ không cần sự can thiệp quá sâu của con người, thậm chí một số quy trình là hoàn toàn tự động.

Tự động hóa đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau: công nghiệp sản xuất, gia công cơ khí, dây chuyền lắp ráp tự động, ứng dụng kiểm soát chất lượng,.... Các hệ thống điều khiển thường dùng để vận hành quá trình sản xuất bao gồm servo, PLC, mạch điện tử,..... Các hệ thống điều khiển này có thể bao gồm việc điều khiển từ đơn giản nhất đến các thuật toán phức tạp, điều khiển nhữn máy móc đơn giản đến những hệ thống công nghiệp lớn.

Do vậy, tự động hóa trong quy trình sản xuất được hiểu là quá trình ứng dụng các hệ thống điều khiển tự động gồm các thành phần như: máy tính, các loại robot công nghiệp (cánh tay robot,....) để điều khiển các loại máy móc, vận hành quá trình sản xuất một cách tự động, giúp hạn chế tối đa quá trình thao tác vận hành của con người.

2- Vai trò của tự động hóa trong nền sản xuất hiện đại:

Tự động hóa là xu hướng phát triển tất yếu của ngành sản xuất công nghiệp, vậy vai trò thật sự của nó là như thế nào và những hiệu quả mà tự động hóa mang lại thực sự có hữu ích?

Vai tro cua tu dong hoa trong nen san xuat hien dai

- Tự động hóa giúp tăng năng suất lao động, đó là điều dễ dàng thấy nhất. Nhờ quá trình này, máy móc có thể hoạt động 24/24 liên tục mà không cần phải có thời gian nghỉ, hơn nữa tốc độ vận hành của các dây chuyền tự động nhanh hơn rất nhiều lần so với những thao tác thủ công của con người. Do vậy, nó sẽ giúp tối ưu hóa năng suất lao động và hiệu quả từ sản xuất dây chuyền.

- Tự động hóa giúp tăng chất lượng sản phẩm. Quy trình sản xuất khi được ứng dụng các thiết bị tự động thì mọi thông số sản phẩm sẽ được lập trình trước, do vậy mà thành phẩm tạo ra luôn có sự chính xác cao, tỷ lệ lỗi thấp nhất, độ sai số cực thấp so với thao tác tay của nhân công. Từ đó giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chi phí vận hành, giúp nhà máy và doanh nghiệp tạo ưu thế cạnh tranh vô cùng lớn.

- Nâng cao trình độ cho nhân công: Việc sử dụng tự động hóa cho công nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp điều chuyển nhân công sang những vị trí chủ động, có thể tự đào tạo họ để họ tiếp cận nhanh hơn với công nghệ. Thay vì phải làm thủ công thì họ được hướng dẫn đào tạo nâng cao kỹ năng để điều khiển máy móc giúp mình làm những việc đó. Điều này cũng đồng thời giúp công nhân được chuyên môn hóa hơn, tiếp cận nhanh nhất với công nghệ hiện đại. 

- Nâng  cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp: Việc tăng năng suất, cắt giảm chi phí nguyên vật liệu, giảm chi phí nhân công sẽ giúp các nhà máy giảm giá thành. Trong đó, chất lượng sản phẩm được cải thiện rõ rệt, do vậy sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Ứng dụng dây chuyền sản xuất tự động trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những bước đột phá nhất trong kinh doanh.

3- Những ngành ứng dụng phổ biến của hệ thống tự động hóa:

Với những lợi ích đã nêu trên, tự động hóa sản xuất đã vàng đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhờ sự phát triển của internet và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà tự động hóa được xem là một yếu tố then chốt để giúp các doanh nghiệp phát triển và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Các lĩnh vực đang ứng dụng công nghệ tự động hóa bao gồm: Cơ khí, y tế, điện tử, công nghệ sản xuất ô tô, tàu thủy,....

Đặc biệt trong ngành gia công cơ khí, nếu như theo phương pháp truyền thống, thợ cơ khí phải gia công bằng tay hay dùng máy bán tự động như máy tiện, máy bào, máy hàn,.... thì nhờ ứng dụng thiết bị tự động, robot tự động mà các công đoạn đó đã được thực hiện bằng những máy hiện đại được lập trình CNC. Hoặc những công đoạn nguy hiểm như hàn thì có sự trợ giúp tối đa của các robot hàn hiện đại. Đặc biệt, công nghệ CAD/CAM/CNC đã giúp quá trình gia công vận hành theo một quy trình khép kín, tốc độ cao và độ chính xác gần như tuyệt đối.

Còn trong lĩnh vực thực phẩm đồ ăn thức uống, nhiều quán ăn, nhà hàng đã sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng để ứng dụng giúp cho việc order, đặt hàng nhanh hơn, hiệu quả hơn. Trong khi đó, các ngành công nghiệp khai thác cũng đang ứng dụng tự động hóa rất nhiều chẳng hạn như khai thác mỏ. Hoặc các phương tiện nội thất như cửa cuốn tự động, cửa chì bệnh viện,... Hoặc trong các nhà máy sản xuất đồ dùng, thực phẩm, ứng dụng rất nhiều băng tải tự động trong dây chuyền sản xuất, giúp việc kiểm soát chất lượng cũng như vận hành chu trình sản xuất, đóng gói, xuất kho được nhanh chóng, hiệu quả hơn.

4- Kết luận:

Tự động hóa ngành công nghiệp sản xuất với sự trợ giúp của IoT để tạo ra các phương pháp sản xuất dễ dàng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Giao tiếp giữa máy với máy được tích hợp thông qua IoT, hạn chế tối đa sự can thiệp của con người từ đó giảm thiểu lỗi chi phí và lao động. 

Nói cách khác, IoT trong sản xuất công nghiệp, cụ thể là trong các nhà máy sản xuất, chính là quá trình áp dụng IoT để triển khai các giải pháp số hóa để quản lý sản xuất, đưa nhà máy lên Nhà máy thông minh - Smart Factory.

SEEACT giai phap toan dien cho nha may thong minh smart factory

Là đơn vị cung cấp số 1 trong lĩnh vực giải pháp kĩ thuật cho các hệ thống SCADA – IoT – Smart Factory, DACO đã nghiên cứu và triển khai thành công SEEACT - hệ thống giải pháp toàn diện về quản lý giải pháp trạng thái và năng suất nhà máy thông minh, thách thức mọi máy móc và tuổi đời. 

Nhiều công ty tiên phong đã bắt đầu áp dụng IoT bằng cách sử dụng các module giải pháp của SEEACT do DACO cung cấp để phát triển như phương pháp gọi hỗ trợ, giải pháp nâng cao năng suất - chất lượng, giải pháp cải tiến trong quản lý kho hàng, phần mềm quản lý tài sản, hệ thống báo giờ tự động, phương pháp giám sát điện năng, nhiệt độ - độ ẩm , … Với kinh nghiệm 12 năm hoạt động trong ngành tự động hóa, DACO khẳng định luôn tận tâm, trách nhiệm với quý khách hàng. tự hào với những dự án tiêu biểu đã đóng góp vào công cuộc số hóa nhà máy sản xuất tại Việt Nam, góp sức đưa nền công nghiệp Việt Nam tiến xa hơn nữa.

Nếu bạn có thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn về giải pháp nhà máy thông minh, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia đầu ngành tự động hóa TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ !


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật