Danh Mục Sản Phẩm

Loại hình sản xuất là gì? Các loại hình sản xuất phổ biến nhất hiện nay

Mã Sản Phẩm
: Quan ly chat luong 96
Tên Sản Phẩm
: Loại hình sản xuất là gì? Các loại hình sản xuất phổ biến nhất hiện nay
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Cùng DACO tìm hiểu loại hình sản xuất là gì? Đặc trưng và hạn chế của các loại hình phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay qua bài viết sau đây!

Chi Tiết Sản Phẩm


Trong thế giới sản xuất ngày nay, việc lựa chọn loại hình phù hợp là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Từ sản xuất hàng loạt đến sản xuất theo yêu cầu, mỗi loại hình mang lại những đặc điểm và ưu điểm riêng. Trong bài viết này, DACO sẽ cùng bạn tìm hiểu các loại hình sản xuất là gì, đặc điểm và hạn chế của từng loại hình phổ biến hiện nay.

1. Loại hình sản xuất là gì?

Loại hình sản xuất là cách tổ chức và thực hiện quá trình sản xuất. Được xác định bởi mức độ chuyên môn, loại sản phẩm và sự đa dạng của đối tượng sản xuất trong một khu vực làm việc cụ thể. Do đó, mỗi loại hình đòi hỏi một phương thức quản trị riêng biệt để đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra một cách suôn sẻ và tuân theo kế hoạch.

cac-loai-hinh-san-xuat-la-gi-1

Cụ thể các yếu tố để phân loại các loại hình sản xuất gồm:

Yếu tố 1: Mức độ chuyên môn hóa:

  • Chuyên môn hóa cao: tập trung sản xuất một số ít sản phẩm.
  • Chuyên môn hóa thấp: sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Yếu tố 2: Số lượng sản phẩm:

  • Sản xuất số lượng lớn: tập trung sản xuất một số lượng lớn sản phẩm cùng loại.
  • Sản xuất số lượng nhỏ: sản xuất nhiều loại sản phẩm với số lượng nhỏ.

Yếu tố 3: Tính đa dạng của sản phẩm:

  • Sản phẩm đồng nhất: Sản xuất các sản phẩm giống nhau.
  • Sản phẩm đa dạng: Sản xuất các sản phẩm khác nhau.

2. Các loại hình sản xuất phổ biến nhất hiện nay 

Có nhiều loại hình sản xuất, mỗi loại hình có những đặc điểm riêng biệt và ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau. Sau đây DACO sẽ giới thiệu đến các bạn 4 loại hình phổ biến nhất hiện nay.

2.1. Sản xuất hàng loạt (Mass Production)

Sản xuất hàng loạt là kiểu hình sản xuất liên tục hoặc thường xuyên các loại sản phẩm cùng loại được tiêu chuẩn hóa trong nhiều năm. Trong các loại hình sản xuất, loại hình này thường sử dụng dây chuyền sản xuất tự động hóa hoặc lắp ráp để tạo điều kiện sản xuất số lượng lớn sản phẩm cùng mẫu mã.

cac-loai-hinh-san-xuat-la-gi-2

Đặc điểm của loại hình sản xuất hàng loạt:

  • Chủng loại sản phẩm rất ít nhưng được sản xuất với số lượng lớn.
  • Sản xuất hàng loạt được thực hiện thông qua một quy trình sản xuất liên tục, trong đó các sản phẩm được sản xuất theo lô (batch) lớn.
  • Quy trình công nghệ yêu cầu sự tỉ mỉ, mang tính chuyên môn hóa cao và mỗi máy chỉ thực hiện một bước công việc nên chủ yếu sử dụng các thiết bị chuyên dùng và bố trí sản xuất theo dây chuyền.
  • Nguồn vốn đầu tư lớn nhưng chi phí cho sản xuất thấp.
  • Đòi hỏi công nhân có trình độ chuyên môn và năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt
  • Phù hợp cho các sản phẩm tiêu dùng phổ thông, có nhu cầu cao và ổn định trên thị trường, ví dụ như: Sản phẩm công nghiệp, may mặc, thực phẩm,...

Hạn chế của loại hình sản xuất hàng loạt:

  • Sản xuất một lượng hàng quá lớn dẫn tới tình trạng tăng chi phí lưu kho.
  • Nếu có lỗi xuất hiện trong quy trình sản xuất hàng loạt, nguy cơ sản xuất một lượng lớn sản phẩm NG là rất cao, gây lãng phí về nguyên liệu và thời gian.
  • Khi máy móc, thiết bị cần được sửa chữa, bảo trì khiến người lao động nhàn rỗi và gây ảnh hưởng lớn đến năng suất của họ.
  • Khó khăn trong việc thích ứng với biến động của nhu cầu thị trường, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp có xu hướng thay đổi nhanh chóng.
  • Do quy trình được thiết lập cho một loại sản phẩm cụ thể, việc thay đổi sản phẩm hoặc điều chỉnh sản phẩm mới có thể gặp khó khăn và tốn kém.
  • Không linh hoạt trong việc thích ứng với các yêu cầu cụ thể của khách hàng

2.2. Sản xuất theo dự án (MTO - Make to order)

Sản xuất theo dự án là một loại hình sản xuất trong đó sản phẩm được sản xuất dựa trên yêu cầu cụ thể của khách hàng. Thay vì sản xuất trước và duy trì hàng tồn kho, các sản phẩm được sản xuất chỉ sau khi có đơn đặt hàng từ khách hàng.

cac-loai-hinh-san-xuat-la-gi-3

Đặc điểm của kiểu hình sản xuất MTO:

  • Sản phẩm chỉ được sản xuất sau khi có đơn đặt hàng cụ thể từ khách hàng, thay vì sản xuất trước và lưu trữ hàng tồn kho.
  • So với các loại hình sản xuất khác, loại hình này có tính tùy chỉnh cao, cho phép tạo ra các sản phẩm được tùy chỉnh hoặc điều chỉnh theo yêu cầu riêng của từng khách hàng.
  • Do sản xuất số lượng ít, chi phí sản xuất MTO thường cao hơn so với sản xuất hàng loạt.
  • Thời gian sản xuất MTO thường dài hơn so với sản xuất hàng loạt do cần thời gian để chuẩn bị nguyên vật liệu, sản xuất theo yêu cầu và giao hàng.
  • Do sản xuất dựa trên đơn đặt hàng, doanh nghiệp hạn chế được rủi ro tồn kho, lãng phí sản phẩm.

Nhược điểm của loại hình sản xuất MTO:

  • Trong loại hình MTO, quá trình sản xuất thường không ổn định do cơ cấu tổ chức bị xáo trộn khi chuyển từ dự án này sang dự án khác hoặc phải triển khai nhiều dự án cùng một lúc.
  • Sau khi nhận đơn đặt hàng và bắt đầu sản xuất, việc thay đổi thiết kế sản phẩm sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém.
  • Gặp khó khăn trong việc duy trì hiệu suất sản xuất ổn định do biến động thường xuyên của lịch trình sản xuất và sự đa dạng của các đơn hàng.
  • Do thường được áp dụng cho nhiều dự án một lúc dẫn đến máy móc thiết bị sẽ hoạt động kém hơn ban đầu. Cần phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng.

2.3. Sản xuất để lưu trữ (MTS - Make to Stock)

Sản xuất lưu kho là chiến lược sản xuất truyền thống được các doanh nghiệp hay sử dụng để sản xuất hàng tồn kho phù hợp với dự đoán về cầu của người tiêu dùng. Thay vì bán hết số lượng hàng hóa đó, nhà sản xuất sẽ ước tính sản phẩm của họ sẽ thu hút bao nhiêu đơn đặt hàng, sau đó lưu trữ hàng hoá để có thể đáp ứng các đơn đặt hàng. 

cac-loai-hinh-san-xuat-la-gi-4

Đặc điểm của kiểu hình sản xuất Make to Stock:

  • Sản phẩm được sản xuất trước và lưu trữ trong kho hàng trước khi có bất kỳ đơn đặt hàng cụ thể nào từ khách hàng.
  • Khác với các loại hình sản xuất khác, Make to Stock dựa trên các dự đoán về nhu cầu thị trường và lịch sử bán hàng để quyết định sản xuất số lượng và loại sản phẩm nào cần được sản xuất và lưu trữ trong kho.
  • Mục tiêu chính là tạo ra hàng tồn kho để đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu của khách hàng khi có yêu cầu, giảm thiểu thời gian chờ đợi.
  • Do có sẵn hàng tồn kho, rủi ro thiếu hụt hàng được giảm thiểu, giúp đảm bảo sẵn sàng cung ứng, rút ngắn thời gian giao hàng và tăng cường mức độ hài lòng của khách hàng.
  • Có chi phí sản xuất thấp hơn so với sản xuất theo yêu cầu từng đơn hàng, do sản xuất được thực hiện theo quy mô lớn và có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Hạn chế của loại hình sản xuất Make to Stock:

  • Việc quản lý hàng tồn kho có thể gây ra rủi ro về lạm phát, hỏng hóc hoặc giảm giá trị của sản phẩm.
  • Bảo quản và quản lý hàng tồn kho đòi hỏi chi phí, bao gồm chi phí lưu trữ, bảo hiểm và vận chuyển, có thể tăng chi phí tổng cộng của sản xuất.
  • Nếu dự đoán về nhu cầu thị trường không chính xác, có thể dẫn đến việc sản xuất quá nhiều hoặc quá ít sản phẩm, gây lãng phí hoặc thiếu hụt hàng.
  • Một khi sản phẩm đã được sản xuất và lưu trữ trong kho, việc điều chỉnh hoặc thay đổi sản phẩm có thể gặp khó khăn và tốn kém.
  • Nếu có biến động nhanh chóng trong nhu cầu thị trường, hệ thống sản xuất MTS có thể không thể đáp ứng kịp thời và linh hoạt.

2.4. Sản xuất đơn chiếc (Job production)

Sản xuất sản xuất đơn chiếc là loại hình sản xuất tập trung vào sản xuất từng sản phẩm riêng lẻ theo yêu cầu cụ thể của khách hàng. Loại hình này thường được áp dụng cho các sản phẩm có tính chất đặc biệt, phức tạp hoặc sản phẩm sửa chữa.

cac-loai-hinh-san-xuat-la-gi-5

Ví dụ về kiểu hình sản xuất này có thể kể đến như sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, quà tặng cao cấp, đóng tàu thuyền, khuôn dập,…

Đặc điểm của loại hình sản xuất Job production:

  • Doanh nghiệp chỉ sản xuất khi nhận được đơn đặt hàng cụ thể từ khách hàng.
  • Số lượng chủng loại sản phẩm nhiều nhưng số lượng sản phẩm trong cùng một loại rất ít, thậm chí chỉ có duy nhất một đơn vị sản phẩm.
  • Sản phẩm thường có tính chất đặc biệt, phức tạp, hoặc yêu cầu cao về kỹ thuật và thẩm mỹ.
  • So với các loại hình sản xuất khác, Job production có tính linh hoạt rất cao, khả năng thích ứng tốt với sự thay đổi của thị trường.

Nhược điểm của kiểu hình sản xuất Job production:

  • Do sản xuất số lượng ít, chi phí sản xuất bình quân cho mỗi sản phẩm thường cao hơn so với sản xuất hàng loạt.
  • Thời gian sản xuất thường dài do cần thời gian để chuẩn bị nguyên vật liệu và sản xuất theo yêu cầu.
  • Rủi ro cao nếu khách hàng hủy đơn hàng hoặc thay đổi yêu cầu.
  • Đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao và giàu kinh nghiệm.

3. Cách doanh nghiệp lựa chọn loại hình sản xuất phù hợp

Lựa chọn kiểu hình sản xuất phù hợp là một quyết định quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và sự thành công của doanh nghiệp. Việc lựa chọn đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng về nhu cầu của thị trường, tài nguyên có sẵn, khả năng tài chính và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy cách để doanh nghiệp lựa chọn phù hợp loại hình sản xuất là gì?

Dưới đây là một số yếu tố doanh nghiệp cần cân nhắc khi lựa chọn kiểu hình sản xuất:

Yếu tố 1: Đặc điểm sản phẩm

  • Loại sản phẩm: Sản phẩm tiêu dùng phổ thông, sản phẩm có nhu cầu biến động theo mùa, sản phẩm có thời gian sản xuất dài,...
  • Tính chất sản phẩm: Sản phẩm đơn giản, phức tạp,...
  • Nhu cầu thị trường: Nhu cầu cao, thấp, biến động,...

Yếu tố 2: Năng lực doanh nghiệp

  • Năng lực tài chính: Vốn đầu tư, khả năng chi trả chi phí sản xuất,...
  • Năng lực sản xuất: Máy móc, thiết bị, nhân lực,...
  • Kinh nghiệm quản lý: Khả năng quản lý sản xuất, hàng tồn kho,...

Yếu tố 3: Các loại hình sản xuất chính

  • Sản xuất hàng loạt: Phù hợp với sản phẩm tiêu dùng phổ thông, nhu cầu cao, ưu điểm là chi phí sản xuất thấp, nhược điểm là khó đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng, rủi ro tồn kho cao.
  • Sản xuất theo đơn đặt hàng: Phù hợp với sản phẩm phức tạp, độc đáo, đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng, ưu điểm là giảm thiểu rủi ro tồn kho, nhược điểm là chi phí sản xuất cao, thời gian sản xuất dài.
  • Sản xuất lưu kho: Phù hợp với sản phẩm có nhu cầu biến động theo mùa, ưu điểm là đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng, nhược điểm là rủi ro tồn kho cao, chi phí lưu kho cao.
  • Sản xuất Job production: Phù hợp với sản phẩm đặc biệt, phức tạp, sửa chữa, ưu điểm là đáp ứng nhu cầu đặc biệt của khách hàng, sản phẩm độc đáo, nhược điểm là chi phí sản xuất cao, thời gian sản xuất dài.

Doanh nghiệp cần kết hợp các yếu tố trên để lựa chọn các loại hình sản xuất phù hợp nhất với sản phẩm, năng lực và mục tiêu của mình. 

4. Giải pháp quản lý sản xuất toàn diện SEEACT-MES áp dụng cho mọi loại hình sản xuất

Với cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực bao gồm cả sản xuất, việc áp dụng các giải pháp công nghệ vào quy trình quản lý sản xuất trong các nhà máy ngày càng trở nên phổ biến hơn. Điều này không chỉ giúp nhà quản lý dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc giám sát theo dõi toàn diện mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí cũng như nguồn lực.

Hệ thống điều hành sản xuất SEEACT-MES từ DACO là giải pháp quản lý toàn diện, mang tới cái nhìn tổng thể về toàn bộ quy trình sản xuất cho doanh nghiệp. Với 6 Module chính tích hợp thành một bộ giải pháp quản lý toàn diện cho nhà máy, SEEACT-MES có thể áp dụng cho tất cả các loại hình sản xuất phổ biến nhất hiện nay và mang tới giải pháp khắc phục những hạn chế mà mỗi loại hình đang gặp phải: 

  • SEEACT-WOMS - Hệ thống quản lý kế hoạch, lệnh sản xuất
  • SEEACT-SPM - Hệ thống quản lý công đoạn sản xuất
  • SEEACT-OEE - Hệ thống quản hiệu suất tổng thể thiết bị
  • SEEACT-WMS - Hệ thống quản lý kho thông minh
  • SEEACT-QMS - Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
  • SEEACT-MANT: Hệ thống quản lý bảo trì bảo dưỡng

Kết luận

Như vậy, bài viết đã giới thiệu về khái niệm của các loại hình sản xuất là gì, cách phân loại và đặc điểm của từng loại hình. Việc lựa chọn loại hình phù hợp là một quyết định quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và sự thành công của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm các Giải pháp trong nhà máy sản xuất hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0936.064.289-Mr.Vũ để được đội ngũ chuyên gia tư vấn hỗ trợ.


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật