Danh Mục Sản Phẩm

Tìm hiểu chiến lược đẩy và kéo để tối ưu phương án tiếp thị của bạn

Mã Sản Phẩm
: Quan ly kho 88
Tên Sản Phẩm
: Tìm hiểu chiến lược đẩy và kéo để tối ưu phương án tiếp thị của bạn
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Chiến lược đẩy và kéo là gì? Tìm hiểu ví dụ về chiến lược đẩy và kéo và cách áp dụng hiệu quả vào doanh nghiệp bạn.

Chi Tiết Sản Phẩm


Các chiến lược marketing hiện nay đều có thể phân loại thành chiến lược đẩy và kéo. Chiến lược đẩy nghĩa là bạn đang đẩy nội dung đến với khách hàng của mình, chiến lược kéo là tập trung vào việc đưa khách hàng đến với bạn. Cùng DACO tìm hiểu xem doanh nghiệp của bạn nên sử dụng chiến lược Pull và Push trong hoạt động marketing của mình như thế nào qua bài viết sau.

chien-luoc-day-la-gi

1. Chiến lược đẩy là gì?

Chiến lược đẩy là gì? Hiểu một cách đơn giản, chiến lược tiếp thị đẩy (Push marketing) là gửi thông tin liên lạc và tiếp thị trực tiếp đến người tiêu dùng. Nhãn hàng “đẩy” nội dung về sản phẩm ra công chúng, đưa sản phẩm và dịch vụ đến với họ.

Tiếp thị đẩy áp dụng qua các bưu phẩm in, điểm bán, màn hình quảng cáo tại các điểm bán lẻ,vv… hay bất cứ phương pháp nào “đẩy” quảng cáo ra bên ngoài. Để hiểu chiến lược đẩy là gì thì đây là hoạt động marketing truyền đạt một thông điệp cụ thể đến một đối tượng cụ thể, có thể là khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng mới chưa biết đến nhãn hàng.

2. Chiến lược kéo là gì?

Trái ngược với chiến lược đẩy, chiến lược kéo là tập trung vào việc đưa khách hàng tự tìm đến với doanh nghiệp. Nó thu hút người tiêu dùng và hướng họ đến website hoặc các trang mạng xã hội của nhãn hàng.

Tiếp thị kéo sử dụng nhận thức về thương hiệu và khả năng hiển thị đối với khách hàng để thu hút họ đến website bán hàng. Mục tiêu của Pull Marketing là thuyết phục khách hàng tự tìm kiếm sản phẩm thay vì nhắm mục tiêu trực tiếp vào họ.

3. Ví dụ về chiến lược đẩy và kéo

vi-du-ve-chien-luoc-day-va-keo

Để hiểu hơn về chiến lược Pull và Push, cùng tìm hiểu những ví dụ về chiến lược đẩy và kéo:

3.1 Chiến lược đẩy

Doanh nghiệp “đẩy” nội dung sản phẩm đến khách hàng qua nhiều kênh tiếp thị như:

  • Gửi email đến những khách hàng tiềm năng: sử dụng phần mềm gửi email theo các tiêu chí như độ tuổi, sở thích, địa điểm,...
  • Quảng cáo tại điểm bán: Kết nối với các nhà bán lẻ để đặt biển quảng cáo tại quầy thanh toán, ở tầm nhìn của khách hàng.
  • Quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh
  • Đặt biển quảng cáo lớn tại các con đường lớn

3.2 Chiến lược kéo

Với chiến lược kéo, doanh nghiệp thu hút khách hàng tìm hiểu về sản phẩm của mình bằng cách sử dụng các phương pháp:

  • SEO: Triển khai chiến dịch cải thiện thứ hạng tìm kiếm về lĩnh vực của doanh nghiệp trên Google, giúp website của doanh nghiệp có thứ hạng cao và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn
  • Social media: Tiếp thị qua facebook, tiktok, instagram để lôi kéo khách hàng khi họ “tình cờ” gặp sản phẩm của doanh nghiệp bạn
  • Đặt báo PR: Đặt bài viết quảng cáo trên các trang báo uy tín giúp tạo dựng nhận thức và sự tin cậy về thương hiệu

4. So sánh chiến lược kéo và đẩy

Sự khác biệt của chiến lược đẩy và kéo:

  • Trước hết, tiếp thị đẩy tập trung vào việc bán hàng và mang lại lợi nhuận nhanh hơn
  • Về cách hoạt động, tiếp thị đẩy đưa thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng, trong khi tiếp thị kéo tối đa hoá nhận thức về thương hiệu để những khách hàng tiềm năng tìm kiếm đến nhãn hàng
  • Về phương tiện, tiếp thị đẩy kết hợp giữa phương thức trực tuyến và ngoại tuyến, trong khi tiếp thị kéo chủ yếu là trực tuyến

5. Khi nào nên áp dụng chiến lược đẩy và kéo?

khi-nao-nen-ap-dung-chien-luoc-pull-va-push

5.1 Khi nào nên sử dụng chiến lược đẩy?

Nếu doanh nghiệp bạn có một sản phẩm hoặc dịch vụ chuyên biệt, nên sử dụng chiến lược đẩy. Nhắm đúng đối tượng khách hàng và quảng bá một sản phẩm cụ thể sẽ dễ tăng tương tác và đưa ra hành động hơn. Chiến lược đẩy phù hợp với các sản phẩm hàng hoá tiêu dùng nhanh, sản phẩm chưa được nhiều người biết đến, hay sản phẩm có giá trị thấp.

5.2 Khi nào nên sử dụng chiến lược kéo?

Nếu thương hiệu của doanh nghiệp mới bắt đầu phát triển, chiến lược kéo sẽ giúp phát triển nhận thức và nâng cao danh tiếng của thương hiệu. Độ tương tác của chiến lược kéo sẽ cao hơn nhưng ít chuyển đổi thành doanh số hơn.

Chiến lược kéo phù hợp với các sản phẩm có giá trị cao, cần nhiều thời gian để ra quyết định mua hàng, cần tư vấn và hỗ trợ từ doanh nghiệp, như sản phẩm chăm sóc sức khỏe,...

5.3 Khi nào nên áp dụng cả hai chiến lược?

Chiến lược đẩy và kéo phối hợp với nhau mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi lẽ khách hàng cần một lực đẩy để tạo ra nhu cầu và cần một lực kéo để thoả mãn nhu cầu đó. 

  • Đối với thị trường đa dạng, việc áp dụng cả hai chiến lược giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều đối tượng hơn
  • Đối với sản phẩm đặc biệt, chiến lược đẩy đưa sản phẩm đến các kênh phân phối và chiến lược kéo tạo ra nhu cầu từ phía khách hàng
  • Khi đối thủ cạnh tranh mạnh và thị trường mới hoặc mở rộng, việc áp dụng cả hai chiến lược giúp doanh nghiệp tạo ra nhận diện thương hiệu và tạo ra nhu cầu từ phía khách hàng, tăng mối quan hệ với khách hàng trong khi vẫn duy trì hiện diện tại các kênh phân phối truyền thống.

6. Ví dụ về chiến lược đẩy và kéo của các thương hiệu lớn

chien-luoc-keo-va-day-cua-cac-thuong-hieu-lon

6.1 Chiến lược Pull và Push của Vinamilk

“Ông lớn” Vinamilk kết hợp nhuần nhuyễn giữa chiến lược đẩy và kéo để tạo hiệu ứng cộng hưởng, thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả. Chiến lược đẩy giúp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, rộng rãi, trong khi chiến lược kéo giúp thu hút sự chú ý, tạo nhu cầu và giữ chân khách hàng.

  • Chiến lược đẩy: Vinamilk ra mắt sản phẩm sữa chua mới. Để đẩy sản phẩm này vào thị trường, Vinamilk thực hiện các chương trình khuyến mãi cho nhà phân phối, tặng quà cho khách hàng mua sản phẩm, tổ chức nếm thử tại các siêu thị,...
  • Chiến lược kéo: Vinamilk thực hiện chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên TV, báo chí, internet để giới thiệu sản phẩm sữa chua mới. Chiến dịch quảng cáo tập trung vào các thông điệp về lợi ích sức khỏe của sản phẩm, sử dụng hình ảnh người nổi tiếng để thu hút sự chú ý của khách hàng.

6.2 Chiến lược Pull và Push và kéo của Honda

Honda kết hợp hiệu quả cả hai chiến lược đẩy và kéo để tạo ra một chiến lược marketing tổng thể hiệu quả. Nhờ đó, Honda đã đạt được thành công lớn trên thị trường xe máy và ô tô tại Việt Nam.

  • Chiến lược đẩy: Honda ra mắt mẫu xe mới. Để đẩy sản phẩm này vào thị trường, Honda thực hiện các chương trình ưu đãi cho đại lý, HEAD, tổ chức lái thử xe, trưng bày sản phẩm tại các trung tâm thương mại,...
  • Chiến lược kéo: Honda thực hiện chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên TV, báo chí, internet để giới thiệu mẫu xe mới. Honda là nhà tài trợ chính cho Giải đua xe MotoGP,  thường xuyên tổ chức các chương trình "Tri ân khách hàng" với nhiều quà tặng hấp dẫn.

6.3 Chiến lược kéo và đẩy của Coca-Cola

Coca Cola thành công trong việc kết hợp hiệu quả cả hai chiến lược đẩy và kéo. Nhờ vậy, họ có thể tiếp cận khách hàng một cách toàn diện, từ khâu phân phối đến khâu tiêu dùng. Ví dụ:

  • Coca Cola hợp tác với các nhà bán lẻ để đặt sản phẩm ở vị trí đẹp, dễ nhìn trong cửa hàng.
  • Coca Cola tung ra các chiến dịch quảng cáo truyền hình kết hợp với các chương trình khuyến mãi tại cửa hàng.
  • Coca Cola tài trợ cho các sự kiện thể thao và tổ chức các hoạt động trưng bày để khách hàng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm.

6.4 Chiến lược kéo và đẩy của Nike

  • Chiến lược đẩy: Nike hợp tác với JD Sports để mở cửa hàng "Nike Town" tại các thành phố lớn. Cửa hàng "Nike Town" là nơi trưng bày và bán tất cả các sản phẩm của Nike, đồng thời cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm độc đáo.
  • Chiến lược kéo: Nike ra mắt chiến dịch quảng cáo "Just Do It" với sự tham gia của các vận động viên nổi tiếng. Chiến dịch này đã truyền cảm hứng cho mọi người tham gia thể thao và sử dụng sản phẩm của Nike.

Việc hiểu rõ và áp dụng chiến lược đẩy và kéo đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ. Một trong số đó là hệ quản trị sản xuất SEEACT-MES của đơn vị phát triển giải pháp quản lý sản xuất hàng đầu DACO.

Phần mềm quản trị sản xuất SEEACT-MES không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn cung cấp thông tin quan trọng để định hình chiến lược kéo và đẩy. Bằng cách tích hợp dữ liệu từ mọi khâu của quy trình sản xuất, MES cung cấp cái nhìn toàn diện về hiệu suất, tình trạng của dây chuyền sản xuất và nhu cầu của thị trường. Nhờ vậy doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh chiến lược Pull và Push để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng và tận dụng cơ hội thị trường.

Với tính linh hoạt và khả năng tùy chỉnh cao, SEEACT-MES không chỉ là công cụ hữu ích trong việc thực thi chiến lược đẩy và kéo mà còn là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất hiệu quả. Để khám phá thêm về hiệu quả SEEACT-MES có thể mang lại cho chiến lược sản xuất của doanh nghiệp bạn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay theo Hotline Mr. Vũ: 0936.064.289.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật