Danh Mục Sản Phẩm

Digital Lean Manufacturing - Ứng dụng sản xuất tinh gọn số vào mô hình sản xuất tinh gọn truyền thống

Mã Sản Phẩm
: Quan_ly_san_xuat_03
Tên Sản Phẩm
: Digital Lean Manufacturing - Ứng dụng sản xuất tinh gọn số vào mô hình sản xuất tinh gọn truyền thống
Danh Mục
: Kiến thức
Thương Hiệu
: Quản Lý Sản Xuất
Giá

: Liên Hệ



Khi thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 lên ngôi. Nguyên lý sản xuất tinh gọn còn được tiếp thêm sức mạnh nhờ sự xuất hiện của hàng loạt các công nghệ mới. Sự kết hợp giữa Lean – tinh gọn và Digital – công nghệ số được gọi là sản xuất tinh gọn số trong ngành may. Một trong những hướng đi giúp Lean vượt qua các giới hạn truyền thống. Giúp doanh nghiệp đưa việc tối ưu quy trình sản xuất lên một tầm cao mới.

Chi Tiết Sản Phẩm


Digital Lean Manufacturing - Ứng dụng sản xuất tinh gọn số vào mô hình sản xuất tinh gọn truyền thống

Khi thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 lên ngôi. Nguyên lý sản xuất tinh gọn còn được tiếp thêm sức mạnh nhờ sự xuất hiện của hàng loạt các công nghệ mới. Sự kết hợp giữa Lean – tinh gọn và Digital – công nghệ số được gọi là sản xuất tinh gọn số trong ngành may. Một trong những hướng đi giúp Lean vượt qua các giới hạn truyền thống. Giúp doanh nghiệp đưa việc tối ưu quy trình sản xuất lên một tầm cao mới.

Digital Lean Manufacturing - ung dung san xuat tinh gon vao mo hinh san xuat truyen thong

Xem thêm: Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) là gì?

1. Tổng quan về nguyên lý sản xuất tinh gọn

1.1. Sản xuất tinh gọn là gì?

Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) là một phương pháp quản trị vận hành sản xuất hiện đại, được phát triển từ mô hình vận hành của nhà máy Toyota từ những năm 1930. Tuy nhiên, phải đến năm 1988, cụm từ “tinh gọn” mới được sử dụng lần đầu bởi tác giả John Krafcik trong bài viết “Triumph of the lean production system” (Sự thành công của hệ thống sản xuất tinh gọn). 

Mặc dù xuất phát điểm từ quy trình sản xuất và lắp ráp ô tô, sản xuất tinh gọn có thể áp dụng được tại bất kỳ quy trình sản xuất hay thậm chí quy trình cung cấp dịch vụ nào. Ví dụ cho sản xuất tinh gọn là Zara và Uniqlo, 2 hãng thời trang này đã áp dụng phương pháp sản xuất vừa đủ số lượng tiêu thụ để giảm thiểu chi phí phát sinh và lãng phí không cần thiết.

Xem thêm: Toyota Production System - Hệ thống sản xuất Toyota

Sản xuất tinh gọn là nguyên lý tổ chức sản xuất với mục tiêu hướng tới việc tạo ra đúng sản phẩm mà thị trường cần. Qua đó, đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng cao nhất, chi phí thấp nhất và thời gian thực hiện ngắn nhất.

1.2. 5 nguyên tắc cơ bản trong vận sản xuất tinh gọn

5 nguyen tac co ban trong van hanh san xuat tinh gon lean manufacturing

  • Xác định giá trị từ góc nhìn khách hàng: Thấu hiểu nhu cầu khách hàng và chỉ tập trung sản xuất, xây dựng các tính năng đem lại giá trị cho sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng sẵn sàng trả tiền
  • Xây dựng sơ đồ dòng giá trị: Xác định các bước cần thực hiện để cung cấp sản phẩm giá trị tới khách hàng, đồng thời, giảm thiểu tối đa các lãng phí trong từng bước đó
  • Tạo ra dòng chảy xuyên suốt: Loại bỏ hoàn toàn các rào cản, trở ngại trong quá trình sản xuất, đảm bảo quy trình sản xuất được vận hành suôn sẻ trong suốt các bước tạo ra giá trị cho khách hàng
  • Thiết lập hệ thống sản xuất theo nhu cầu: Thay vì sản xuất để tồn kho, doanh nghiệp cần sản xuất sao cho vừa đủ số lượng, loại sản phẩm mà khách hàng cần, giúp giảm chi phí tồn kho và lãng phí
  • Hướng đến sự hoàn hảo bằng tinh thần cải tiến liên tục – Kaizen: Doanh nghiệp phải liên tục cải tiến để quy trình sản xuất đạt đến sự hoàn hảo

2. Digital Lean Manufacturing - Ứng dụng của sản xuất tinh gọn số trong sản xuất

2.1 Sản xuất tinh gọn số là gì?

Digital Lean Manufacturing là một phương pháp tiến tiến và đột phá trong lĩnh vực sản xuất, sự kết hợp tinh vi giữa Lean Manufacturing truyền thống và công nghệ số hóa. Nó tạo ra một môi trường sản xuất thông minh, tối ưu hóa quá trình và tăng cường hiệu suất thông qua việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), big data, và tự động hóa.

Digital Lean Manufacturing tập trung vào việc loại bỏ các loại lãng phí trong quy trình sản xuất, từ quá trình thiết kế sản phẩm cho đến giao hàng cuối cùng. Bằng cách sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, nó cho phép tạo ra một chuỗi cung ứng linh hoạt và khắc phục sự cản trở trong quá trình sản xuất.

Các công nghệ số hóa trong Digital Lean Manufacturing cung cấp các dữ liệu và thông tin chi tiết về mọi khía cạnh của quá trình sản xuất, từ quản lý vật liệu, quản lý nhân lực, đến theo dõi và điều khiển quá trình sản xuất. Điều này cho phép các nhà sản xuất tối ưu hóa quy trình, giảm thời gian chu kỳ sản xuất, nâng cao chất lượng và giảm lãng phí.

Digital Lean Manufacturing cũng thúc đẩy sự kết nối giữa các phần tử trong hệ thống sản xuất, từ máy móc, thiết bị, nhân lực đến hệ thống quản lý. Bằng cách tận dụng thông tin thời gian thực và phân tích dữ liệu, nhà sản xuất có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác, từ việc lập kế hoạch sản xuất đến quản lý rủi ro.

2.2 Lợi ích của Digital Lean Manufacturing

loi ich cua digital lean manufacturing - san xuat tinh gon so

2.3 Sự phát triển của công nghệ trong sản xuất tinh gọn số

Các điểm tắc nghẽn trong sản xuất đã được hoá giải nhờ sự phát triển của công nghệ số như: Tự động hoá, IoT, Big Data (dữ liệu lớn), AI… mọi thông tin được thu thập một cách toàn diện và tạo nên bức tranh toàn cảnh cho người điều hành.

Nhà quản lý có thể hình dung về toàn bộ diễn biến quy trình sản xuất: Có vấn đề gì ở chuyền sản xuất? Nguyên nhân có vấn đề đó và tìm ra giải pháp nhanh chóng nhằm đảm bảo sản xuất liền mạch. 

Su phat trien cua cong nghe trong san xuat tinh gon so

2.4. 7 loại lãng phí trong sản xuất theo lean manufacturing và cách khắc phục

Dù đã trải qua gần 1 thế kỷ, sản xuất tinh gọn vẫn là một phương pháp hiệu quả, phù hợp với môi trường sản xuất hiện đại, bởi xu hướng giảm chi phí, giảm lãng phí và tập trung vào nhu cầu của khách hàng vẫn tiếp tục được duy trì. Hơn nữa, sự xuất hiện của các công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ số, đã đưa đến một làn gió mới, không những không thay thế mà còn giúp gia tăng hiệu quả của mô hình sản xuất tinh gọn truyền thống.

Sản xuất tinh gọn số – Digital lean manufacturing – đã và đang trở thành một xu hướng mới, một sự phối hợp hiệu quả giữa nguyên tắc sản xuất truyền thống và công nghệ số không ngừng thay đổi, giúp quá trình sản xuất trở nên nhuần nhuyễn hơn bao giờ hết. Sự hỗ trợ của công nghệ số như Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Thực tế ảo/thực tế tăng cường, v.v. giúp xác định và giảm thiểu lãng phí nhanh hơn so với sản xuất tinh gọn truyền thống:

1. Sản xuất dư thừa: Sản xuất tinh gọn truyền thống giúp giảm thiểu lượng sản xuất thừa nhờ xác định mức độ chênh lệch giữa cung và cầu. Áp dụng công nghệ số, nhà sản xuất có thể nắm được các thông tin này tại thời gian thực để liên tục cập nhật lượng hàng sản xuất phù hợp.

2. Gia công/Xử lý thừa: Việc xử lý thừa diễn ra khi tiêu chuẩn và quy trình chưa rõ ràng. Đôi khi, người lao động dành nhiều thời gian và công sức để tạo ra sản phẩm tốt nhất, vượt quá yêu cầu của khách hàng, nhưng điều này không có nghĩa là khách hàng sẵn sàng trả tiền thêm cho những sản phẩm này. Để giải quyết vấn đề này, sản xuất tinh gọn truyền thống đề cao việc chuẩn hóa các quy trình, các tiêu chuẩn, cũng như tập trung vào quản lý chất lượng. Sản xuất tinh gọn số có nhiều ứng dụng giúp giảm thiểu vấn đề xử lý thừa. Một ví dụ có thể kể đến là hoạt động vận hành trong nhà máy được số hóa lên một phiên bản số, giúp nhà sản xuất dễ dàng theo dõi, đánh giá các hoạt động và tránh được sai sót xảy ra trong quá trình vận hành.

3. Quản lý tồn kho NVL-BTP: Thị trường không ổn định dẫn đến các doanh nghiệp thường sản xuất một lượng hàng tồn kho nhất định để phòng tránh rủi ro. Tuy nhiên, hàng tồn kho càng nhiều đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất càng cao. Sản xuất tinh gọn truyền thống, do vậy, không chỉ sản xuất đủ theo nhu cầu như đã được đề cập ở phía trên, mà còn cho phép các doanh nghiệp chỉ nhập lượng nguyên vật liệu vừa đủ để sản xuất, thay vì tích trữ trước.

4. Sản phẩm lỗi (NG): Quá trình thiết kế chưa hiệu quả và công tác quản lý chất lượng thiếu sát sao dẫn đến hàng lỗi trên chuỗi giá trị. Do vậy, sản xuất tinh gọn tập trung nâng cao hiệu quả của các bước này để giảm thiếu lãng phí liên quan đến hàng lỗi. Với sản xuất tinh gọn số, quy trình này được tối ưu hơn nữa qua việc xác định được chính xác khâu sản xuất cũng như nguyên nhân sản xuất hàng lỗi.

5. Thời gian chờ đợi/Gián đoạn: Mỗi phút giây công nhân hay máy móc không tạo ra giá trị trong giờ làm việc đồng nghĩa với lãng phí. Phương pháp sản xuất tinh gọn tập trung tối ưu kế hoạch sản xuất, cũng như công tác vận hành trong nội bộ sản xuất, để giảm thời gian chờ đợi giữa các khâu, giúp đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả sản xuất. Nhằm tập trung vào mục tiêu tương tự, phương pháp sản xuất tinh gọn số vận dụng công nghệ số giúp xác định các điểm nghẽn trong quá trình sản xuất tại thời gian thực, bên cạnh đó, cho phép xây dựng các kịch bản sản xuất tối ưu cho từng trường hợp.

6. Công đoạn sản xuất không tối ưu: Rất nhiều nhà máy hiện nay vẫn phụ thuộc vào các quy trình thủ công và năng lực của công nhân. Các nhà máy sẽ gặp khó khăn khi các công nhân lành nghề nghỉ việc hoặc có các công nhân mới vào nghề. Không chuyển giao kiến thức, đào tạo không hiệu quả, thiếu người quản lý quy trình sản xuất chuyên trách, v.v. là những điểm mà phương pháp sản xuất tinh gọn sẽ tập trung giải quyết. Ứng dụng công nghệ số hiện đại, sản xuất tinh gọn số vận dụng cảm biến hoặc AR/VR giúp phân tích, đánh giá các bước thực hiện của công nhân, từ đó đưa ra các công thức chuẩn nhằm dễ dàng đánh giá và kiểm soát quy trình sản xuất.

7. Vận chuyển/Luân chuyển hàng hóa: Sản xuất tinh gọn giảm thiểu tối đa các quy trình không liền mạch, ví dụ như một bán thành phẩm sau khi sản xuất xong cần được vận chuyển đến một phân xưởng khác để tiếp tục quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối.

Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp bắt buộc cần vận chuyển hoặc công tác vận chuyển tạo ra giá trị về mặt tài chính cho doanh nghiệp hơn. Trong trường hợp này, sản xuất tinh gọn số có thể tính toán nhằm tối thiểu hóa thời gian vận chuyển và xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với hiện trạng, cũng như tạo ra giá trị tài chính cho doanh nghiệp.

2.5 Khởi động trên hành trình sản xuất tinh gọn số

Hanh trinh san xuat tinh gon

Để bắt đầu bước đi trên hành trình sản xuất tinh gọn số, có 3 nguyên tắc các doanh nghiệp cần tuân theo:

  • Tập trung xây dựng nhà máy “tinh gọn” trước, “số sau”: Công nghệ số dành được rất nhiều sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà sản xuất nhưng như đã bàn luận ở trên, phần “số” chỉ là phần hỗ trợ, tạo điều kiện cho phần “tinh gọn” được hoạt động hiệu quả hơn. Do vậy, để có thể ứng dụng phương pháp sản xuất tinh gọn số, các nhà máy cần tập trung tối ưu quy trình, loại bỏ các lãng phí trong quá trình sản xuất trước khi nghiên cứu phương thức ứng dụng công nghệ số nhằm hỗ trợ quản lý, vận hành sản xuất.
  • Chuyển đổi con người: Trong quá trình xây dựng lại nhà máy theo hướng tinh gọn số, các nhà máy sẽ trở nên tối ưu và tự động hóa, đồng nghĩa với việc có thể một số bộ phận công nhân, quản lý cần được nâng cao năng lực để đáp ứng với những yêu cầu của công việc mới. Các công tác đào tạo, truyền thông và quản trị thay đổi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo lực lượng lao động có đủ năng lực, kiến thức sẵn sàng đáp ứng với các quy trình mới, đảm bảo quá trình sản xuất tinh gọn sẽ diễn ra suôn sẻ.
  • Bắt đầu nhỏ: Dịch chuyển từ quy trình sản xuất hiện tại sang sản xuất tinh gọn số là một sự chuyển đổi vô cùng lớn. Tuy lợi ích của sản xuất tinh gọn số đem lại vô cùng lớn, điều này không có nghĩa là các nhà máy cần triển khai càng nhanh càng tốt. Như mọi sự chuyển đổi lớn khác, tất cả cần có thời gian để thử nghiệm, để đào tạo nhân sự, để dần thay đổi quy trình, để thử nghiệm và tìm ra cách ứng dụng phù hợp nhất với từng doanh nghiệp.

Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật