Danh Mục Sản Phẩm

Năng lực sản xuất là gì? Nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 45
Tên Sản Phẩm
: Năng lực sản xuất là gì? Nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Năng lực sản xuất là gì? Hãy tìm hiểu về yếu tố này và các phương pháp gia tăng hiệu quả sản xuất, cách tính, các yếu tố ảnh hưởng để gia tăng lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp ngay hôm nay.

Chi Tiết Sản Phẩm


Doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường? Nâng cao hiệu quả sản xuất là chìa khóa giải quyết vấn đề này. Nếu bạn đang mong muốn nâng cao công suất sản xuất để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng dịch vụ khách hàng thì bài viết này sẽ hữu ích cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu về năng lực sản xuất là gì và cách để nâng cao hệ số này.

1. Năng lực sản xuất là gì và tầm quan trọng

nang-luc-san-xuat-la-gi

Năng lực sản xuất là gì? Đây là khả năng tối đa của một doanh nghiệp trong việc sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Nó được thể hiện bằng số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp có thể sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, ví dụ như sản phẩm/ngày, sản phẩm/giờ, v.v.

Năng lực sản xuất có vai trò quan trọng: Cung cấp cho khách hàng thời gian giao hàng chính xác, dự đoán dòng tiền và tối ưu hoá kế hoạch sản xuất. Ban lãnh đạo biết được khả năng sản xuất của doanh nghiệp có đáp ứng với lượng đơn đặt hàng của khách hàng hay không. Ngoài ra, các cấp quản lý dựa vào công suất sản xuất, để đưa ra các quyết định về sử dụng lao động, đầu tư và sử dụng máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất của doanh nghiệp để lập kế hoạch và tối đa hoá hiệu quả sản xuất.

2. Cách tính năng lực sản xuất

Tuỳ thuộc vào ngành nghề, quy trình sản xuất và đặc điểm sản phẩm sẽ có cách tính năng lực sản xuất riêng, tuy nhiên đều tuân theo nguyên tắc giống nhau như sau:

  • Công suất giờ máy (số giờ hoạt động của máy móc) = Số máy có thể sử dụng x số giờ làm việc. Công suất giờ máy phụ thuộc vào nguồn nhân lực và số ca làm việc để vận hành máy móc.
  • Công thức tính cho một sản phẩm: Nếu nhà máy chỉ sản xuất một sản phẩm, hiệu suất sản xuất được tính bằng cách chia công suất giờ máy cho thời gian sản xuất một mặt hàng.
  • Công thức tính cho nhiều sản phẩm: Áp dụng cách tính năng lực sản xuất cho từng sản phẩm sau đó cộng lại với nhau.

3. Các loại năng lực sản xuất

cac-loai-nang-luc-san-xuat

Có những khái niệm bạn cần nắm được khi tìm hiểu về năng lực/công suất sản xuất:

  1. Năng lực thiết kế: Là công suất sản xuất của doanh nghiệp trong điều kiện máy móc thiết bị hoạt động bình thường, nguyên vật liệu đầy đủ, thời gian làm việc phù hợp với quy định Nhà nước. Năng lực thiết kế có vai trò rất quan trọng, dùng làm thước đo để đánh giá mức độ hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp có hiệu quả không.
  2. Năng lực hiệu quả: Đây là công suất mà doanh nghiệp mong muốn và phấn đấu để đạt được trong những điều kiện sản xuất cụ thể của doanh nghiệp. Có thể coi như là KPI, mục tiêu hướng đến của hoạt động sản xuất.
  3. Năng lực thực tế: Trên thực tế, quá trình sản xuất gặp phải những trục trặc, rủi ro khiến cho doanh nghiệp khó đạt được hiệu suất sản xuất hiệu quả. Năng lực thực tế chín là khối lượng sản phẩm doanh nghiệp đạt được trên thực tế, được thể hiện trong báo cáo, hạch toán…

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sản xuất

Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sản xuất có thể giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất của đơn vị mình.

4.1 Máy móc, thiết bị

Máy móc và thiết bị hiện đại, có khả năng tự động hoá cao sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, giảm sai sót từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất.  Máy móc được bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ cũng sẽ đảm bảo hoạt động ổn định, hạn chế sự cố và gián đoạn sản xuất.

4.2 Con người

Người lao động có trình độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề cao, sức khoẻ tốt có khả năng vận hành máy móc, thiết bị hiệu quả đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

4.3 Khả năng tổ chức và quản lý sản xuất

Doanh nghiệp có một hệ thống quản lý sản xuất khoa học, hợp lý sẽ giúp tối ưu hoá quy trình sản xuất, sử dụng tài nguyên hợp lý sẽ nâng cao năng suất sản xuất. 

Khả năng lập kế hoạch sản xuất và điều hành hiệu quả cũng giúp đảm bảo tiến độ sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu kịp thời và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ngoài ra, một yếu tố khá quan trọng là chính sách đãi ngộ trong doanh nghiệp. Mức đãi ngộ hợp lý sẽ thu hút và giữ chân người lao động giỏi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

5. Cách nâng cao năng lực sản xuất

cach-nang-cao-nang-luc-san-xuat

Dựa vào những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực/công suất sản xuất, sau đây là một số phương pháp chính hữu ích được sử dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất:

5.1 Giảm downtime của quy trình sản xuất

Downtime là khoảng thời gian mà nhà máy, dây chuyền sản xuất không thể hoạt động. Việc thực hiện các hoạt động cải tiến làm giảm thời gian ngừng hoạt động của máy móc sẽ giúp tăng công suất giờ máy, gia tăng hiệu quả của quá trình sản xuất từ đó cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất.

5.2  Thêm nhiều ca làm việc

Các doanh nghiệp sản xuất có thể nâng cao hiệu quả sản xuất của mình bằng cách tăng thời gian sản xuất. Có thể trả lương làm thêm giờ để khuyến khích nhân viên làm việc thêm giờ.

Các doanh nghiệp nên tổ chức chế độ làm việc theo ca, luân phiên giữa các nhóm nhân viên để đảm bảo thời gian máy chạy lâu hơn, từ đó tăng năng lực sản xuất.

5.3 Thuê sản xuất ngoài

Tùy theo từng thời điểm, đặc biệt trong thời kỳ nhu cầu khách hàng về sản phẩm tăng đột biến, doanh nghiệp dù đã hoạt động hết công suất vẫn không sản xuất đủ sản phẩm. Một phương án doanh nghiệp có thể tham khảo là giao công việc cho một nhà máy sản xuất theo hợp đồng để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong ngắn hạn.

5.4 Tối ưu quy trình sản xuất  

Doanh nghiệp có thể thực hiện những phương pháp tối ưu quy trình sản xuất như: Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing), sản xuất đúng lúc (Just In Time), Kaizen để loại bỏ lãng phí và cải thiện hiệu quả của quá trình sản xuất.

5.5 Đầu tư và bảo trì máy móc

Nếu ngân sách cho phép, doanh nghiệp nên đầu tư những máy móc hiện đại để sản xuất gia tăng sản lượng. Đây là giải pháp về lâu dài cho doanh nghiệp. 

5.6 Sử dụng hệ thống quản lý sản xuất MES

He-thong-quan-ly-san-xuat-seeact-mes

Ngoài đầu tư vào công nghệ, triển khai tự động hoá cho nhà máy chính là giải pháp giúp nhà máy thông minh đi vào hoạt động  hiệu quả tốt nhất, cải thiện năng lực sản xuất lên mức cao nhất.

Hướng đi tắt để đón đầu công nghệ và thu được những thành công lớn cho các doanh nghiệp hiện nay là triển khai giải pháp phần mềm quản lý sản xuất SEEACT-MES - Một giải pháp MES chuyên nghiệp hàng đầu cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam.

Hệ thống SEEACT-MES là giải pháp tâm huyết của DACO - Đơn vị phát triển giải pháp quản lý sản xuất uy tín với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành. 

Hệ thống này giúp doanh nghiệp số hoá và theo dõi mọi hoạt động sản xuất theo thời gian thực, từ đó giảm thiểu tối đa downtime, tối ưu quy trình sản xuất đạt năng suất cao. Các nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt tình hình sản xuất mọi lúc mọi nơi thông qua web, app. Từ đó có những quyết định kịp thời, đưa ra phương án tối ưu hiệu quả sản xuất.

Tóm lại, năng lực sản xuất đóng vai trò then chốt trong sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó quyết định đến khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững. Áp dụng cách tính, và các phương pháp nâng cao năng lực trong sản xuất bên trên sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững trên thị trường.


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật