Danh Mục Sản Phẩm

QUẢN LÝ SẢN XUẤT LÀ GÌ? TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Mã Sản Phẩm
: Quan_ly_san_xuat_02
Tên Sản Phẩm
: QUẢN LÝ SẢN XUẤT LÀ GÌ? TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT
Danh Mục
: Kiến thức
Thương Hiệu
: Quản Lý Sản Xuất
Giá

: Liên Hệ



Bất kế doanh nghiệp bạn quy mô to hay nhỏ, sản xuất luôn là một nhiệm vụ phức tạp. Nó liên quan đến con người, thiết bị, nguyên vật liệu và rất nhiều yếu tố khác để biến các thành phần cơ bản thành sản phẩm hoàn chỉnh. Quản lý sản xuất là một trong những hoạt động không thể thiếu tại mỗi doanh nghiệp sản xuất hiện nay.

Chi Tiết Sản Phẩm


Quản lý sản xuất là gì? Tổng quan về quản lý sản xuất

Bất kế doanh nghiệp bạn quy mô to hay nhỏ, sản xuất luôn là một nhiệm vụ phức tạp. Nó liên quan đến con người, thiết bị, nguyên vật liệu và rất nhiều yếu tố khác để biến các thành phần cơ bản thành sản phẩm hoàn chỉnh. 

Quản lý sản xuất là một trong những hoạt động không thể thiếu tại mỗi doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Đối với mọi nhà máy, hoạt động này tác động trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận và cũng chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp vận hành, phát triển bền vững. Đồng thời, với những mô hình quản lý tối ưu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và các chi phí sản xuất không đáng có.

Quan ly san xuat la gi? tong quan ve quan ly san xuat

1. Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất (Production Management) là một giai đoạn nằm trong chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các nhà máy, phân xưởng của doanh nghiệp; tham gia trực tiếp vào việc lập kế hoạch, giám sát khu vực nhà máy nhằm bảo đảm việc sản xuất hàng hoá đáp ứng được các yêu cầu về Q (Chất lượng) – C (Chi phí) – D (Tiến độ).

Bên cạnh đó, công việc quản lý sản xuất cũng giúp doanh nghiệp tối ưu các nguồn lực sẵn có trong khu vực nhà máy (như hàng hoá tồn kho, thiết bị, nhân lực,…), cùng các vấn đề về chất lượng quy trình sản xuất nhằm đảm bảo mọi hoạt động luôn diễn ra trơn tru, đạt hiệu quả.

Quản lý sản xuất đòi hỏi sự phối hợp và giám sát của con người, vật tư và thiết bị. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải liên tục đưa ra quyết định trong bốn lĩnh vực chính:

  • Kế hoạch sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất là giai đoạn mà lịch trình tổng thể được sản xuất. Nó đòi hỏi các nhà quản lý phải quyết định nơi sản xuất sẽ bắt đầu. Ví dụ – máy móc nào hoặc cơ sở nào. Nó cũng yêu cầu quyết định thời điểm bắt đầu sản xuất. Các sản phẩm khác nhau chạy với tốc độ khác nhau và yêu cầu nhiều đầu vào để hoàn thành, do đó, quyết định về thời điểm dựa trên sự kết hợp tổng thể của sản phẩm.
  • Kiểm soát sản xuất:  Kiểm soát sản xuất là ứng dụng mức sàn của các thông số kỹ thuật thiết kế. Ở đây, giống như một nhân viên giao thông ở một ngã tư đông đúc, các nhà quản lý chỉ đạo nhân viên và thiết bị tiến hành các bước để hoàn thành phần việc của họ cho một sản phẩm đã hoàn thành. Điều này cũng liên quan đến việc quản lý tích cực theo các tiêu chuẩn chất lượng cũng như giám sát chặt chẽ tốc độ sản xuất so với thời gian vận hành đã được đo lường đã thiết lập.
  • Cải tiến quy trình: Tất cả các giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm giám sát và thúc đẩy cải tiến liên tục. Nhiều công ty có thể sử dụng các phương pháp luận như Lean hoặc Six Sigma để chính thức hóa các nỗ lực, nhưng ngay cả khi không có các phương pháp luận như vậy, không có quy trình nào là tĩnh và quản lý sản xuất đòi hỏi phải dựa vào mài giũa và phê duyệt các hoạt động quy trình ở cấp độ sàn của thiết bị và lao động.
  • Bảo trì thiết bị: Cũng như các nhà quản lý sản xuất cần giám sát và huấn luyện nhân viên thực hiện các công việc bằng các bước hiệu quả, thì thiết bị cũng cần được quản lý để giữ cho nó ở trạng thái hoạt động tối ưu. Chi phí bảo trì thường được tính vào thành phẩm đã định giá đầy đủ, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất sử dụng hệ thống cộng chi phí để xác định chi phí và định giá. Do đó, hiệu quả tổng thể của thiết bị (OEE) là rất quan trọng.

Xem thêm: JUST IN TIME - Mô hình sản xuất tinh gọn

2. Mục tiêu của quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất có mối quan hệ mật thiết với thành công của mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ, nếu xây dựng được một quy trình quản lý sản xuất hiệu quả, nó sẽ giúp doanh nghiệp có được vị thế đáng gờm trước đối thủ cạnh tranh, đưa hoạt động sản xuất lên một tầng cao mới. Dưới đây là mục tiêu quản lý sản xuất:

  • Đáp ứng yêu cầu quản lý toàn diện khu vực sản xuất, từ đó rút ngắn việc hoàn thành đơn hàng cho khách hàng mà vẫn đảm bảo số lượng và chất lượng.
  • Thông qua lập kế hoạch, điều phối, tổ chức, chỉ đạo và giám sát hoạt động sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp có thể thiết lập và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Tạo ra tính linh động, khả năng dự báo, cải tiến không ngừng nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh.
  • Sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có trong khu vực nhà máy, thực hiện tốt việc thúc đẩy nâng cao năng suất sản xuất, tạo ra lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

3. Quản lý sản xuất quan trọng như thế nào trong một doanh nghiệp?

Nếu không có sự quản lý hiệu quả ở cấp tầng đối với các quy trình sản xuất, lỗi và sự kém hiệu quả sẽ xuất hiện phổ biến hơn trong một nhà máy. 

5 loi ich quan trong trong quan ly san xuat cua doanh nghiep

5 lý do quan trọng cho thấy quản lý sản xuất là cần thiết & đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

Đạt được các mục tiêu chiến lược

Quản lý sản xuất giúp các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm một cách hiệu quả. Vì những thành phẩm này luôn được tạo ra với chất lượng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp có thể tận dụng điều đó phát triển kinh doanh, đảm bảo vốn để cải tiến và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Gia tăng uy tín và xây dựng hình ảnh thương hiệu

Gia tăng uy tín doanh nghiệp nhờ vào việc đảm bảo khách hàng luôn hài lòng với sản phẩm nhận được.

Nhiều công ty sản xuất ngày nay vận hành một số hoặc tất cả hoạt động sản xuất của họ trên cơ sở Trực tiếp đến Người tiêu dùng (D2C). Do đó, việc xây dựng thương hiệu và hình ảnh thương hiệu trở nên quan trọng cho dù sản phẩm của bạn là Sản phẩm theo đơn đặt hàng (ETO), Sản xuất theo đơn đặt hàng (MTO) hay Sản xuất theo đơn đặt hàng (MTS).

Giảm chi phí sản xuất

  • Bằng cách tối đa hóa đầu ra & giảm thiểu đầu vào, quản lý sản xuất giảm chi phí cần thiết để sản xuất thành phẩm. Doanh nghiệp có thể đầu tư chi phí nhiều hơn để cải thiện tỷ suất lợi nhuận hoặc nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Cải thiện khả năng cạnh tranh

Việc đảm bảo sản phẩm luôn đáp ứng được chất lượng và dịch vụ theo nhu cầu khách hàng sẽ tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp. Sự hài lòng của khách hàng không chỉ giúp duy trì lượng khách trung thành, mở rộng tệp khách tiềm năng mà còn góp phần nâng cao vị thế doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.

Quy trình quản lý sản xuất hiệu quả đảm bảo rằng nguồn lực được sử dụng một cách thận trọng, tối ưu hoá, ít lãng phí và tạo ra sản phẩm tốt.

Xem thêm: Rủi ro trong sản xuất là gì? Các loại rủi ro trong sản xuất

4. Phương pháp quản lý sản xuất

Hiểu được khái niệm quản lý sản xuất thôi chưa đủ, chúng ta cần tìm hiểu xem đâu là phương pháp quản lý sản xuất được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi trong giai đoạn hiện nay.

Phương pháp quản lý sản xuất đóng vai trò là “mắt xích” quan trọng của mô hình kinh doanh tổng thể tại mỗi nhà máy, phân xưởng. Cùng tìm hiểu thêm một vài phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả ngay dưới đây:

  • Tổ chức dây chuyền: Sản xuất dây chuyền muốn đảm bảo tính liên tục, cần phải chia nhỏ quy trình sản xuất thành từng bước theo trình tự hợp lý liên quan tới thời gian sản xuất. Mỗi bộ phận được phân công chuyên trách một bước nhất định và được trang bị máy móc, thiết bị chuyên dùng để hình thành một hoạt động chuyên môn hóa cao.
  • Sản xuất theo nhóm: Đặc điểm của phương thức này là không thiết kế các quy trình công nghệ, bố trí dụng cụ, máy móc để sản xuất từng chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm. Những chi tiết trong cùng một nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
  • Sản xuất đơn chiếc: Là tổ chức sản xuất theo từng chiếc một hay theo từng đơn hàng nhỏ. Với phương pháp này người ta không thiết kế quy trình công nghệ một cách chi tiết cho từng sản phẩm mà chỉ quy định những công việc chung.

5. Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

5 buoc quy trinh quan ly san xuat trong doanh nghiepĐể quản lý sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình quản lý sản xuất dưới đây:

Đánh giá năng lực sản xuất

Việc đánh giá năng lực sản xuất một cách định kỳ sẽ giúp doanh nghiệp xác định được thị trường tiềm năng cần đến định mức nhu cầu nào. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có sự đánh giá, cân đối với năng lực sản xuất của mình, có đáp ứng được không và đáp ứng được ở mức độ nào?

Hoạch định nhu cầu sản xuất kinh doanh (Nguyên - vật liệu)

Dựa theo đánh giá tiềm năng của thị trường, nhu cầu sản xuất được xác định từ kế hoạch sản xuất do Bộ phận sản xuất lập ra theo từng kỳ (năm/quý/tháng/tuần) hoặc theo kế hoạch kinh doanh của công ty hay đơn hàng khách đặt. Đối với đơn hàng của khách, mặt hàng có thể thay đổi thường xuyên theo nhu cầu nên thường không lên kế hoạch sản xuất trước được.

Dựa vào nhu cầu sản xuất, doanh nghiệp cần tính toán:

  • Lượng nguyên liệu cần dùng
  • So sánh lượng tồn kho sẵn sàng
  • Tính ra lượng nguyên, vật liệu còn thiếu cần bổ sung.

Kết quả của 3 bước trên là tính toán được nhu cầu bán thành phẩm mà từng công đoạn cần sử dụng, tồn kho bán thành phẩm sẵn sàng từ đó tính lượng bán thành phẩm ở từng công đoạn cần sản xuất.

Lập kế hoạch sản xuất

Để lập kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp cần nắm được thông tin về FC: Dự báo tiêu thụ hàng hóa từ bộ phận bán hàng; PO( Purchase Order): Đơn đặt hàng; DO ( Delivery Order): Lịch giao hàng cũng như xác định hàng tồn kho và nguồn lực tại nhà máy để lên kế hoạch sản xuất đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất để hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.

Sắp xếp lịch sản xuất chi tiết

Người quản lý sản xuất cần vạch ra bản kế hoạch, quy trình chi tiết về công tác triển khai sản xuất hàng hóa trên các dây chuyền sản xuất.

Phát hành Lệnh sản xuất

Ở bước này, yêu cầu sản xuất sẽ được chia cho từng công đoạn/tổ/dây chuyền để thực hiện. Phân công máy nào, ca nào, ngày nào thực hiện lệnh sản xuất.

Thống kê sản xuất, hoàn thành và đóng lệnh sản xuất

Ở công đoạn này, người quản lý sản xuất cần phải có số liệu thống kê chi tiết các nội dung sau:

  • Lượng sản phẩm, phế phẩm, phế liệu, nguyên liệu đã sử dụng.
  • Nhập lại nguyên liệu thừa.
  • Hoàn thành và đóng lệnh sản xuất

Mỗi lệnh sản xuất sau khi hoàn thành (có thể là sản xuất xong hoặc ngừng giữa chừng) đều phải tiến hành tổng kết, kiểm tra và đóng để xác nhận hoàn thành. 

6. Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Phụ thuộc vào quy mô, đặc thù ngành nghề sản xuất, mỗi doanh nghiệp sẽ có một mô hình tổ chức và quản lý sản xuất riêng biệt. Dựa theo tiêu chí về chức năng, cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp sẽ có một số bộ phận chính sau:

  • Bộ phận quản lý: thường là giám đốc sản xuất, trưởng phòng – phó phòng sản xuất. Đây là bộ phận đầu não của sản xuất, giữ chức năng quan trọng. Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty trong việc hoạch định tổ chức sản xuất, bố trí nguồn lực để đảm bảo kế hoạch mục tiêu; Khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống dây chuyền công nghệ của công ty.
  • Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm chính. Tại bộ phận này nguyên vật liệu sau khi chế biến sẽ trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp
  • Bộ phận sản xuất phụ trợ: Hoạt động của bộ phận này có tác dụng trực tiếp cho sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn.
  • Bộ phận sản xuất phụ: là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra những loại sản phẩm phụ.
  • Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động.

Xem thêm: Toyota Production System (TPS) là gì?


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật