Danh Mục Sản Phẩm

SẢN XUẤT TINH GỌN (LEAN MANUFACTURING) LÀ GÌ? CÁCH ÁP DỤNG VÀ LỢI ÍCH CỦA MÔ HÌNH LEAN

Mã Sản Phẩm
: BV28_SEEACT
Tên Sản Phẩm
: SẢN XUẤT TINH GỌN (LEAN MANUFACTURING) LÀ GÌ? CÁCH ÁP DỤNG VÀ LỢI ÍCH CỦA MÔ HÌNH LEAN
Danh Mục
: Kiến thức
Thương Hiệu
: Quản Lý Sản Xuất
Giá

: Liên Hệ



Sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing là một mô hình quản trị hiện đại bao gồm nhiều công cụ nhằm tinh gọn hóa quá trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí trong sản xuất kinh doanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy các công ty áp dụng sản xuất tinh gọn có thể giảm ít nhất 50% thời gian sản xuất và tăng hơn 30% năng suất.

Chi Tiết Sản Phẩm


SẢN XUẤT TINH GỌN (LEAN MANUFACTURING) LÀ GÌ? CÁCH ÁP DỤNG VÀ LỢI ÍCH CỦA MÔ HÌNH LEAN

Sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing là một mô hình quản trị hiện đại bao gồm nhiều công cụ nhằm tinh gọn hóa quá trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí trong sản xuất kinh doanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy các công ty áp dụng sản xuất tinh gọn có thể giảm ít nhất 50% thời gian sản xuất và tăng hơn 30% năng suất. 

Lean Manufacturing và một số thay đổi do nó đặt ra có thể gây gián đoạn hoạt động sản xuất nếu không áp dụng đúng, đồng thời một vài phương diện của Lean Manufacturing không thể áp dụng cho mọi công ty. Nhưng trong một thăm dò gần đây được đăng trên IndustryWeek, có khoảng 36% các doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ đã triển khai hay đang trong quá trình triển khai lean. Vậy điều gì đã kiến các doanh nghiệp này bất chấp các rủi ro trên để triển khai nó? 

mo hinh san xuat tinh gon lean manufacturing la gi va cach ap dung

  1. Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) là gì ?

Lần đầu tiên trong cuốn “The Machine that Changed the World” năm 1990. Thuật ngữ Lean Manufacturing được sử dụng làm tên gọi cho phương pháp sản xuất tinh gọn, liên tục cải tiến các quy trình sản xuất kinh doanh. Sản xuất tinh gọn hay sản xuất tiết kiệm (tiếng Anh: Lean manufacturing; viết tắt: Lean) là phương pháp quản trị bằng cách tập trung vào nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị (Non value-Added) nhưng làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất.

Bắt nguồn từ hệ thống sản xuất của Toyota (TPS) được triển khai xuyên suốt từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ngày nay, mô hình sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing được áp dụng rộng rãi tại các công ty hàng đầu thế giới. Hiệu quả của mô hình đem đến sự tăng trưởng nhảy vọt cho các công ty sản xuất. Đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất ô tô và các nhà cung cấp máy móc thiết bị.

Hệ thống sản xuất tinh gọn LEAN đã vượt ra khỏi ranh giới các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống để mở rộng ra các lĩnh vực cung cấp dịch vụ, chẳng hạn chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, du lịch, ngân hàng, văn phòng, bệnh viện, những cơ quan hành chính.

Hiệu quả khi ứng dụng Lean Manufacturing:

Kết quả ứng dụng trên thực tế của việc ứng dụng Lean Manufacturing, các chuyên gia cho thấy:

  • Mặt bằng sản xuất trên mỗi máy trung bình có thể giảm 45%
  • Tỉ lệ phế phẩm có khả năng giảm đến 90%
  • Chu kỳ sản xuất giảm đáng kể từ 16 tuần xuống còn khoảng 5 – 6 ngày
  • Thời gian giao hàng giảm từ 4-20 tuần xuống còn 1-4 tuần

mo hinh san xuat tinh gon lean manufacturing la gi va cach ap dung

  1. Một số phương pháp triển khai mô hình Lean

Để đạt được hiệu quả cao nhất khi áp dụng mô hình Lean. Doanh nghiệp cần rà soát kỹ và loại bỏ sự lãng phí dọc theo quy trình quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số công cụ hỗ trợ thực hiện mô hình quản lý sản xuất tinh gọn:

Mô hình quản lí sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing. Là một tập hợp nhiều công cụ, kỹ thuật và nguyên tắc có liên kết với nhau. Để giải quyết những vấn đề của quá trình sản xuất. Tùy thuộc vào điều kiện và đặc thù sản xuất mà doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng những công cụ nhất định của Lean.

mo hinh san xuat tinh gon lean manufacturing la gi va cach ap dung

  1. Lợi ích của sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing)

Sản xuất tinh gọn có những ưu điểm nổi trội, cần thiết cho quá trình sản xuất. Bởi đây là hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm loại bỏ các lãng phí. Dưới đây là 5 ưu điểm hay nói đúng hơn là 5 lợi ích của sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing:

  • Cải thiện năng suất và chất lượng dịch vụ

Nhờ giảm phế phẩm và các lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào, tăng năng suất làm việc của nhân viên thông qua giảm chờ đợi với máy móc, giảm di chuyển, giảm các thao tác thừa trong quá trình vận hành. Giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian sản xuất để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

  • Rút ngắn thời gian, chu trình sản xuất

Nhờ hợp lý hóa quá trình tạo ra giá trị cùng với việc giảm thiểu các hoạt không tham gia làm tăng giá trị, loại bỏ các lãng phí giữa các công đoạn mà rút ngắn được thời gian chuẩn bị cho sản xuất và thời gian việc chuyển đổi sản xuất các sản phẩm khác nhau.

  • Loại bỏ hao phí

Nhờ loại bỏ các nút thắt gây lãng phí thời gian trong dây chuyền sản xuất. Giảm thiểu chi phí tồn kho của nguyên liệu đầu vào. Những doanh nghiệp sử dụng chiến lược sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing sẽ có khả năng dự đoán chi phí, thời gian chu trình hiệu quả hơn, giảm thiểu các chi phí không cần thiết và loại bỏ đến 90% phế phẩm.

  • Nâng cao khả năng sử dụng thiết bị, mặt bằng

Sử dụng thiết bị và mặt bằng hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các trường hợp ùn tắc và tăng tối đa hiệu suất sản xuất trên các thiết bị hiện có, đồng thời giảm thiểu thời gian dừng máy.

  • Tăng khả năng đối ứng một cách linh hoạt

Thời gian sản xuất và chu trình được cải thiện sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt là về sản lượng, chất lượng sản phẩm. Đồng thời giảm thiểu áp lực lên các yếu tố đầu vào như con người, thiết bị. Đảm bảo tổ chức đạt được kết quả tốt về thời gian chuyển đổi sản xuất.

mo hinh san xuat tinh gon lean manufacturing la gi va cach ap dung

  1. Khi nào doanh nghiệp cần ứng dụng mô hình Lean?

Mục tiêu của sản xuất tinh gọn – Lean là tạo ra quy trình huy động nguồn nhân lực ít hơn, sử dụng hiệu quả không gian, tiết kiệm thời gian sản xuất. Ngoài ra đảm bảo cung cấp các dịch vụ với chi phí thấp hơn và có ít lỗi hơn so với hệ thống kinh doanh truyền thống. Từ đó gia tăng hiệu quả kinh doanh của tổ chức.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang xuất hiện một số vấn đề dưới đây, hãy áp dụng Lean Manufacturing:

  • Khó đạt mục tiêu sản xuất
  • Kế hoạch sản xuất không cân bằng
  • Nhiều chi phí phát sinh
  • Chu kì sản xuất dài
  • Những khâu không cần thiết xuất hiện nhiều
  • Thời gian chờ đợi dài
  • Nhân viên có nhiều thời gian nhàn rỗi , không mang lại giá trị
  • Hàng sản xuất bị tồn kho
  • Hồ sơ tồn kho, thông số kỹ thuật, tài liệu có sai sót
  • Dự đoán doanh thu sai lệch
  • Dòng thông tin phản hồi chất lượng kém
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng kém

Vì Lean Manufacturing loại bỏ nhiều vấn đề liên quan đến lịch sản xuất và cân bằng chuyền kém nên mô hình sản xuất tinh gọn này đặc biệt thích hợp cho các công ty chưa có hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) hoặc chưa có hệ thống để hoạch định yêu cầu vật tư (MRP), lịch sản xuất hay điều phối sản xuất. Lean Manufacturing cũng thích hợp cho các ngành có chiến lược ưu tiên việc rút ngắn thời gian chu kỳ sản xuất tới mức tối thiểu để tạo được thế mạnh trong cạnh tranh cho công ty.

mo hinh san xuat tinh gon lean manufacturing la gi va cach ap dung

Khi Lean Manufacturing được ứng dụng cùng các doanh nghiệp có triển khai ERP, MES hoặc các phần mềm hỗ trợ khác, lúc này Lean Manufacturing trở thành Digital Lean, một phương pháp triển khai mở rộng của các nguyên tắc Lean lõi, giúp doanh nghiệp phát huy năng lực sản xuất tinh gọn dựa trên các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Việc áp dụng mô hình Lean trong sản xuất tinh gọn mang lại hiệu quả rất lớn. Vì vậy nếu các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu có thể vận dụng mô hình này vào sản xuất, chắc chắn sẽ góp phần lớn trong việc tăng năng suất lao động, cắt giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật