Danh Mục Sản Phẩm

Bullwhip effect là gì? Tìm hiểu cách khắc phục hiệu ứng cái roi da

Mã Sản Phẩm
: Quan ly kho 87
Tên Sản Phẩm
: Bullwhip effect là gì? Tìm hiểu cách khắc phục hiệu ứng cái roi da
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Bullwhip effect là gì? Tìm hiểu về hiệu ứng Bullwhip - Một khái niệm quan trọng trong chuỗi cung ứng đã xuất hiện từ lâu đời.

Chi Tiết Sản Phẩm


Một trong những vấn đề ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả kinh doanh trong chuỗi cung ứng được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay là hiện tượng Bullwhip. Xuất phát từ hình ảnh từ chiếc roi da, hiệu ứng này là một hiện tượng thường gặp trong chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp nào cũng muốn khắc phục. Bài viết sau sẽ trình bày khái niệm hiệu ứng Bullwhip là gì, ví dụ tác động lên chuỗi cung ứng, cũng như nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.

1. Hiệu ứng Bullwhip là gì?

hieu-ung-bullwhip-la-gi

Bullwhip effect là gì? Hiệu ứng Bullwhip (hay còn gọi là hiệu ứng roi da) là một hiện tượng trong chuỗi cung ứng mà sự biến động nhỏ ở mức tiêu dùng cuối cùng có thể gây ra biến động lớn về nhu cầu ở cấp độ bán buôn, nhà phân phối, nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên liệu. Nó tương tự như hình ảnh chiếc roi da chỉ cần tác động lực nhỏ ở đầu roi có thể gây biến động lớn ở cuối chiếc roi.

Tương tự, một biến động nhỏ trong nhu cầu của khách hàng có thể khuếch đại và gia tăng ảnh hưởng trong chuỗi cung ứng, tạo ra sự không ổn định và không hiệu quả. Bullwhip thường xảy ra do sự thiếu hợp tác và thông tin không chính xác giữa các bên trong chuỗi cung ứng.

Hiệu ứng chiếc roi da Bullwhip cũng xảy ra khi nhu cầu khách hàng giảm (gây tình trạng thiếu hụt không chính xác) và ảnh hưởng đến những bộ phận khác trong chuỗi cung ứng. 

Bullwhip effect được tiến sĩ Jay Forrester phát hiện lần đầu tiên năm 1961 khi ông nghiên cứu mô hình mô phỏng chuỗi cung ứng bia. Ngày nay, hiệu ứng Bullwhip là một khía cạnh quan trọng được quan tâm và tìm giải pháp để giảm thiểu tác động của nó. 

2. Ví dụ về hiệu ứng Bullwhip

vi-du-ve-hieu-ung-bullwhip

Để tìm hiểu tác động của đến chuỗi cung ứng, hãy xem xét ví dụ về hiệu ứng Bullwhip sau:

Giả sử một cửa hàng bán lẻ phát hiện ra một biến động tăng trong nhu cầu của sản phẩm cụ thể của họ, nhu cầu khách hàng là 70 sản phẩm. Họ có thể đặt hàng 100 sản phẩm từ nhà phân phối để đáp ứng nhu cầu cao hơn từ khách hàng. Sau đó, nhà phân phối có thể tưởng rằng nhu cầu đang tăng và đặt thêm hàng từ nhà sản xuất 200 sản phẩm. Nhà sản xuất, trong khi đó, có thể hiểu lầm rằng có một thị trường mới mở ra và tăng sản xuất, đặt nguyên liệu để sản xuất 250 sản phẩm dự phòng. Như vậy, tín hiệu nhu cầu thị trường đã bị sai lệch cực đại lên đến 3-5 lần, dẫn đến hiệu ứng Bullwhip

Khi thị trường thực sự không phải là như vậy, mọi đơn vị trong chuỗi cung ứng sẽ phải đối mặt với sự dư thừa, thiếu hụt hàng tồn kho và rủi ro tăng lên. Bullwhip dẫn đến sự lãng phí chi phí lưu trữ hay sự thiếu hụt hàng hoá từ đó trải nghiệm khách hàng kém, kinh doanh thua lỗ.

3. Nguyên nhân hiệu ứng Bullwhip là gì?

nguyen-nhan-hieu-ung-bullwhip

Thông qua ví dụ về hiệu ứng Bullwhip, để tìm được giải pháp cho hiệu ứng roi da, trước hết hãy phân tích những nguyên nhân gây ra hiệu ứng này.

3.1 Dự đoán nhu cầu không chính xác

Trước hết, nguyên nhân của Bullwhip là khó khăn trong việc dự đoán nhu cầu của khách hàng do thị hiếu thay đổi liên tục, sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ trong ngành. Bên cạnh đó còn do các yếu tố bên ngoài như biến động kinh tế, thiên tai, dịch bệnh. Việc dự đoán thiếu chính xác, không đầy đủ hay quá phụ thuộc vào nhu cầu lịch sử dẫn đến sai lệch trong việc ước lượng nhu cầu thực tế.

3.2 Xu hướng đặt hàng dự phòng

Nguyên nhân chính gây ra Bullwhip effect phải nhắc đến là do các bộ phận trong chuỗi cung ứng có xu hướng đặt hàng nhiều hơn so với nhu cầu thực tế để không bị thiếu hàng. Nhà bán lẻ có xu hướng đặt quá nhiều để được hưởng chiết khấu…

3.3 Thiếu hợp tác giữa các bên trong chuỗi cung ứng

Các bộ phận trong chuỗi cung ứng thường có xu hướng “giấu thông tin” có lợi cho mình, không chia sẻ thông tin đầy đủ và chính xác về nhu cầu thực sự của thị trường. Từ đó dẫn đến sự không đồng nhất trong dự báo nhu cầu, gây ra Bullwhip.

Ví dụ Bullwhip xảy ra khi nhà bán lẻ không muốn nhà phân phối biết mặt hàng A sắp bán chạy vì sợ bị tăng giá nhập, nhà phân phối không muốn đơn vị sản xuất kiểm soát các thông tin về điểm bán, giá bán, chương trình khuyến mãi…của mình. 

3.4 Đặt hàng theo lô

Các nhà bán lẻ thường đợi khi đơn đặt hàng tăng lên mới đặt hàng từ nhà cung cấp, để nhận được các chương trình khuyến mãi, giảm chi phí vận chuyển và lưu kho. Từ đó nhu cầu về hàng hoá bị phóng đại dẫn đến hiện tượng Bullwhip.

3.4 Sự chậm trễ trong sản xuất

Sự chậm trễ trong sản xuất, giao hàng,... khiến các bộ phận trong chuỗi cung ứng phải đặt hàng trước để đảm bảo đủ số lượng hàng hoá. Từ đó cũng tạo ra nhu cầu lớn gây ra hiện tượng Bullwhip.

3.5 Các chương trình giảm giá, khuyến mãi

Ví dụ trong đợt khuyến mãi, giảm giá người tiêu dùng có thể mua sắm tích trữ nhiều, dẫn đến nhu cầu gia tăng đột biến.

4. Cách khắc phục Bullwhip effect là gì?

Một số cách để làm giảm Bullwhip effect mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

4.1 Gia tăng sự hợp tác trong chuỗi cung ứng

Cần có sự hợp tác và liên kết tốt hơn giữa khách hàng và nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà sản xuất.. Khi nhà cung cấp hiểu được nhu cầu khách hàng, họ có số liệu nhu cầu chính xác từ đó giảm tình trạng sản xuất thừa/thiếu hàng hoá, tránh tình trạng Bullwhip.

4.2 Sử dụng các công cụ dự báo nhu cầu

Doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm dự báo nhu cầu chính xác và hiển thị tình trạng của chuỗi cung ứng. Sử dụng các công cụ phân tích, kết hợp trí tuệ nhân tạo và IoT trong dự báo nhu cầu để hạn chế Bullwhip effect.

cach-khac-phuc-bullwhip-effect

4.3 Cách tiếp cận đẩy và kéo

  • Cách tiếp cận đẩy: Doanh nghiệp dựa vào và dự đoán ước tính để sản xuất hàng hoá trước mà  không chờ đợi yêu cầu cụ thể từ khách hàng. Chiến lược khắc phục tình trạng Bullwhip này được sử dụng cho các sản phẩm cố định, có nhu cầu dự đoán được và thời gian sản xuất dài
  • Cách tiếp cận kéo: Tập trung vào việc sản xuất hàng hoá chỉ khi có yêu cầu cụ thể từ khách hàng, giúp tránh tình trạng sản xuất quá mức và giảm thiểu rủi ro hàng tồn kho dư thừa. Cách tiếp cận kéo thường được sử dụng cho các sản phẩm có tính chất độc đáo, sản phẩm tuỳ chỉnh hoặc có nhu cầu thất thường, từ đó giảm Bullwhip.

5. Kết luận

Hiệu ứng Bullwhip là một hiện tượng phổ biến xảy ra do sự không đồng nhất trong thông tin, dự báo và quản lý lượng tồn kho. Một cách để giảm thiểu hoặc kiểm soát hiệu ứng cái roi da là sử dụng phần mềm quản lý kho hiệu quả. Dưới đây là ứng dụng của phần mềm quản lý kho SEEEACT-WMS có thể giúp giảm Bullwhip effect:

  • Dự báo chính xác: SEEACT-WMS sử dụng các thuật toán tiên tiến để dự báo nhu cầu chính xác hơn, dựa trên dữ liệu bán hàng, lịch sử tồn kho, xu hướng thị trường,..
  • Tối ưu hóa tồn kho: Qua việc quản lý hàng tồn kho theo real time, cảnh báo tồn kho tối thiểu, tối đa, giúp doanh nghiệp giảm thiểu lượng tồn kho không cần thiết và ngăn chặn sự gia tăng đột ngột của tồn kho, một trong những nguyên nhân gây ra Bullwhip effect.
  • Báo cáo về nhà cung cấp: Phần mềm SEEACT-WMS có tích hợp thông tin từ nhà cung cấp, và thông tin vận chuyển, giúp dữ liệu luôn chính xác.

  • Giảm thời gian cung ứng:  Phần mềm quản lý kho còn thể giúp tối ưu hóa thời gian xử lý đơn hàng và chu trình vận chuyển. Từ đó giảm độ trễ trong chuỗi cung ứng và khả năng phát sinh Bullwhip.

Để được tư vấn về Bullwhip effect là gì các giải pháp trong sản xuất, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến số Hotline Mr. Vũ: 0936.064.289 để được hỗ trợ miễn phí.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật